Quản lý, trích khấu hao tài sản cố định do thuê hoặc cho thuê trong công ty TNHH một thành viên
Trong quá trình hoạt động, công ty cần lưu ý đến việc quản lý và trích khấu hao đối với các TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, như sau:
1. Quản lý, hạch toán đối với TSCĐ thuê hoạt động
Công ty đi thuê: Phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê; Công ty sẽ không trích khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ của công ty.
Công ty cho thuê: Với tư cách là chủ sở hữu đối với TSCĐ, công ty cho thuê phải theo dõi, quản lý và trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
2. Quản lý, hạch toán đối với TSCĐ thuê tài chính
Xác định TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà công ty thuê của công ty cho thuê tài chính. Theo đó, khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Và tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Trách nhiệm quản lý, trích khấu hao:
- Đối với công ty đi thuê: Phải theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của mình và phải thực hiện nghĩa vụ trích khấu hao đối với TSCĐ đi thuê theo quy định.
- Đối với công ty cho thuê: Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy công ty cho thuê phải mở sổ chi tiết để theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê; Tuy nhiên ở đây công ty sẽ không phải trích khấu hao đối với những TSCĐ này.
Về thời gian trích khấu hao:
- Nếu ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, công ty thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại TSCĐ: Thì thời gian trích khấu hao TSCĐ sẽ được xác định theo thời gian thuê trong hợp đồng thuê tài chính.
- Nếu công ty mua lại TSCĐ thuê tài chính: Thì thời gian trích khấu hao đối với TSCĐ được xác định như là TSCĐ thuộc sở hữu của chính công ty (xem chi tiết tại công việc “Thời gian trích khấu hao TSCĐ hữu hình” và “Thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình”).
Lưu ý: Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê, thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê sẽ được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Bảng lãi suất gửi tiết kiệm và vay vốn tại ngân hàng tháng 5/2024
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 05/04/2024
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 04/04/2024
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 03/04/2024
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 02/04/2024
Câu hỏi thường gặp:
- Rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn là gì, có được lãi không?
- Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất thả nổi hiện nay là bao nhiêu?
- Lãi suất Ngân hàng Shinhan hiện nay là bao nhiêu?
- Discount rate là gì? Ai có thẩm quyền quy định về lãi suất chiết khấu?
- Ngân hàng MB là ngân hàng gì? Lãi suất vay tại MB là bao nhiêu?
- Muốn vay vốn ngân hàng Agribank cần đáp ứng điều kiện gì?
- Lãi suất ngân hàng Đông Á mới nhất là bao nhiêu?
- Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB, có được đảm bảo quyền lợi?
- Hợp đồng, thỏa thuận, ngày đến hạn tại Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, hiểu sao cho đúng?
- Lỡ chuyển khoản nhầm cho người khác: Làm sao để lấy lại tiền?
- Lãi suất vay tiền ngân hàng năm 2023 được quy định như thế nào?