Công ty tôi chuẩn bị gửi tiết kiệm ngân hàng vào dịp cuối năm. Cho tôi hỏi lãi suất ngân hàng Đông Á mới nhất là bao nhiêu? Mong được giải đáp, xin cảm ơn. – Mỹ Linh (Đắk Nông).
>> Cách quy đổi Nhân dân tệ Trung Quốc sang tiền Việt Nam?
>> Địa chỉ của UBND tỉnh Lào Cai là ở đâu? Số điện thoại liên hệ?
Lãi suất ngân hàng Đông Á mới nhất là bao nhiêu? Theo khảo sát ngày 6/12/2023, khung lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đông Á được điều chỉnh giảm tại nhiều kỳ hạn. Hiện, khung lãi suất theo khung 365 ngày/năm trong khoảng 3,9 - 5,8%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Lãi suất tiết kiệm được niêm yết cho kỳ hạn 9 - 11 ở mức 5,1%/năm, giảm 0,5 điểm %. Kỳ hạn 12 tháng được niêm yết mức lãi suất là 5,4%/năm, giảm 0,45 điểm %.
Kỳ hạn 13 tháng được huy động mức lãi suất Ngân hàng Đông Á là 5,8%/năm.
Khách hàng cũng có thể chọn gửi tiền không kỳ hạn hoặc các kỳ hạn ngắn 1 - 3 tuần với mức lãi suất là 0,5%/năm.
Ngân hàng Đông Á cũng tiếp tục triển khai thêm hai hình thức lĩnh lãi linh hoạt khác với biểu lãi suất tương ứng là:
- Lĩnh lãi hàng tháng: Lãi suất khoảng 3,87 - 5,64%/năm
- Lĩnh lãi hàng quý: Lãi suất trong khoảng 4,87 - 5,41%/năm.
Mẫu hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất, bất động sản |
Công cụ chuyển lương gross sang net và ngược lại |
Bảng lãi suất ngân hàng Đông Á mới nhất
Ngân hàng Đông Á tiếp tục cộng thêm biên độ lãi suất 0,15 - 0,25%/năm dành cho những khách hàng có số tiền gửi từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng trở lên. Khách hàng có tiền gửi tiết kiệm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ được hưởng biên độ cộng là 0,25%/năm, tức lãi suất áp dụng là 6,05%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn gửi 6 - 12 tháng.
Theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 22/12/2023), lãi suất cho vay về tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện như sau:
- Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, đảm bảo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí huy động vốn, chi hoạt động bộ máy và chi phí trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ vay được ký hợp đồng tín dụng kể từ ngày 22/12/2023, nhưng không thấp hơn 85% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ; ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý đối với các khoản nợ vay này.
- Trình tự quyết định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước:
+ Trước ngày 25/01 hằng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản gửi Bộ Tài chính cung cấp số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ để Bộ Tài chính cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
+ Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính có văn bản chuyển cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp.
+ Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Tài chính, căn cứ nguyên tắc xác định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
+ Trường hợp trong năm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị cung cấp lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước tại thời điểm đề nghị để Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định nêu trên được áp dụng cho toàn bộ dư nợ trong hạn và các khoản giải ngân mới của các hợp đồng vay vốn tín dụng đầu tư ký kết kể từ ngày 22/12/2023.
- Đối với toàn bộ số dư nợ gốc bị chuyển quá hạn của từng khoản nợ vay:
+ Lãi suất quá hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.
+ Lãi suất cho vay trong hạn nêu trên được điều chỉnh theo mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định.