Nhiều trang mạng cho rằng “discount rate là lãi suất chiết khấu” và lãi suất này do Ngân hàng Trung ương quy định. Tuy nhiên, tôi biết ở Việt Nam không có Ngân hàng Trung ương.
>> Hiện nay, 1 Lá bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
>> Ngân hàng thụ hưởng là gì? Các thuật ngữ cơ bản về giao dịch chuyển tiền?
Do đó, tôi không tin tưởng vào nội dung mình tìm hiểu được nên rất muốn biết discount rate là gì? Ai có thẩm quyền quy định về lãi suất chiết khấu? – Đức Dũng (Kiên Giang).
Về vấn đề này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP giải đáp như sau:
Discount rate là một từ trong tiếng Anh, có nghĩa là lãi suất chiết khấu/tỉ lệ chiết khấu.
CÔNG CỤ CHUYỂN LƯƠNG GROSS SANG NET VÀ NGƯỢC LẠI |
Lãi suất chiết khấu (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN, lãi suất chiết khấu là lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Căn cứ Điều 16 Thông tư 01/2012/TT-NHNN, công thức xác định số tiền thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như sau:
3.1.1. Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi ngay khi phát hành
3.1.1.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá.
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá.
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm).
365: Số ngày quy ước cho một năm.
3.1.1.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá.
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm).
365: Số ngày quy ước cho một năm.
3.1.2. Đối với giấy tờ có giá thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
3.1.2.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá.
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi.
MG: Mệnh giá.
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm).
365: Số ngày quy ước cho một năm.
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm).
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (số ngày).
3.1.2.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):
Trong đó: GT = MG x [1 + (Ls x n)]
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá.
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi.
MG: Mệnh giá.
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm).
365: Số ngày quy ước cho một năm.
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm).
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm).
3.1.2.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):
Trong đó: GT = MG x (1 + Ls)n
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá.
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi.
MG: Mệnh giá.
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm).
365: Số ngày quy ước cho một năm.
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm).
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm).
3.1.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc và lãi định kỳ:
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá.
Ci: Số tiền thanh toán lãi, gốc lần thứ i.
i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i.
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm).
365: Số ngày quy ước cho một năm.
k: Số lần thanh toán lãi trong một năm.
Ti: Thời hạn tính từ ngày chiết khấu đến ngày thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày).
3.2.1. Công thức xác định số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi chiết khấu giấy tờ có giá (giá chiều đi) được tính theo công thức nêu tại khoản 3.1 nêu trên.
3.2.2. Công thức xác định số tiền các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu (giá chiều về):
Trong đó:
Gv: Số tiền các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu.
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá.
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm).
Tb: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày).
365: Số ngày quy ước cho một năm.