Công ty tôi dự định mở rộng thị trường qua Nhật Bản trong năm 2024 này nên muốn biết 1 Lá bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Rất mong được giải đáp cụ thể! – Hồng Nga (Hải Phòng).
>> Ngân hàng thụ hưởng là gì? Các thuật ngữ cơ bản về giao dịch chuyển tiền?
>> Có dịch vụ luật sư nào cam kết thắng kiện hay không?
Lá không phải là đơn vị tiền tệ của Nhật Bản, đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là Yên (JPY). Tuy nhiên, thực tế những người Việt Nam học tập, làm việc và sinh sống tại Nhật Bản thường dùng để chỉ 1 Lá = 10.000 JPY.
Như đã đề cập ở trên, 1 Lá = 10.000 JPY; do đó, muốn biết 1 Lá bằng bao nhiêu tiền Việt Nam thì ta lấy 10.000 x Tỉ giá JPY so với VND.
Theo tỉ giá tham khảo giữa đồng Việt Nam (VND) và JPY tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước áp dụng cho ngày 26/01/2024 thì 1 JPY có giá mua vào 155 VND, bán ra 171 VND.
Như vậy, 1 Lá bằng 1.550.000 mua vào, 1.710.000 bán ra.
Cập nhật tỷ giá Ngân hàng Nhà nước 24/7 |
Giải đáp thắc mắc 1 Lá bằng bao nhiêu tiền Việt Nam (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước thông báo tỉ giá tính chéo của VND so với JPY áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 25/01/2024 đến ngày 31/01/2024 là 1 JPY bằng 162,45 VND.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước – Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. 4. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. 5. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện. 6. Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ. 7. Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật. 8. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại. 9. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 11. Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật. 12. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng. 13. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền. 14. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. 15. Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế. 16. Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. 17. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng. 18. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước. 19. Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 20. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ. 21. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng. 22. Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế. 23. Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng. 24. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước. 25. Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. 26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng. 27. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. |