Thời gian được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ khi chuyển sang công việc khác có mức lương thấp hơn là bao lâu? Người lao động có những nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật?
>> Cho thuê xe máy tự điều khiển dịp Tết Âm lịch 2025 không được phép hoạt động chở khách thu tiền?
>> Tài liệu kế toán nào phải lưu trữ tối thiểu 10 năm?
Căn cứ tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời gian được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ khi chuyển sang công việc mới có mức lương thấp hơn trong các nguyên tắc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động cụ thê như sau:
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
…
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
…
Theo đó, nếu người lao động bị chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Lưu ý:
Ngoài ra tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ và không thấp hơn mức lương tối thiểu.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Thời gian được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ khi chuyển sang công việc khác có mức lương thấp hơn là bao lâu (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theoq uy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 về các nghĩa vụ đối với người lao động cụ thể như sau:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Bộ luạt Lao động 2019 về phương án sử dụng lao động cụ thể như sau:
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.