Tài liệu kế toán nào phải lưu trữ tối thiểu 10 năm? Thời điểm tính thời hạn đối với tài liệu kế toán lưu trữ tối thiểu 10 năm? Có được tiêu hủy tài liệu kế toán không?
>> Tết Thượng Nguyên là gì? Rằm tháng Giêng 2025 rơi vào ngày mấy dương lịch?
>> Hoạt động kinh doanh bán lẻ vàng mã, đồ thờ cúng dịp tết tại các chợ cần đăng ký ngành nghề nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, các loại tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm bao gồm:
(i) Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
(ii) Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.
(iii) Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.
(iv) Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.
(v) Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.
(vi) Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định 174/2016/NĐ-CP.
(vii) Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản trên mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 15 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, quy định thời điểm tính thời hạn đối với tài liệu kế toán lưu trữ tối thiểu 10 năm như sau:
- Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán quy định tại khoản (i), (ii) ,(vii) Mục 1 được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với các tài liệu kế toán quy định tại khoản (iii) Mục 1 được tính từ ngày Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt.
- Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán liên quan đến thành lập đơn vị tính từ ngày thành lập.
- Tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình được tính từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình.
- Tài liệu kế toán liên quan đến giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án được tính từ ngày hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.
- Tài liệu kế toán liên quan đến hồ sơ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền tính từ ngày có báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, tài liệu kế toán đã hết thời hạn lưu trữ nếu không có chỉ định nào khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
Lưu ý: Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị kế toán để lựa chọn hình thức tiêu hủy tài liệu kế toán cho phù hợp như đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo tài liệu kế toán đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó (theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 174/2016/NĐ-CP).