Hoạt động vận tải nội bộ theo luật 2025 là gì? Người lái xe ô tô vận tải hàng hóa nội bộ có những trách nhiệm gì? Các hành vi bị cấm trong hoạt động đường bộ hiện nay?
>> Xe ưu tiên bao gồm các loại xe nào?
>> Việc sử dụng hóa chất có cần phải xin giấy phép hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đường bộ 2024 về giải thích hoạt động vận tải nội bộ cụ thể như sau:
Hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là hoạt động vận tải không kinh doanh, không thu tiền cước, chi phí vận tải được tính vào chi phí quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của người vận tải; bao gồm hoạt động vận tải người nội bộ và hoạt động vận tải hàng hóa nội bộ và được quy định như sau:
a) Hoạt động vận tải người nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là việc cơ quan, tổ chức sử dụng xe ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ để vận tải cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên của cơ quan, tổ chức đó;
b) Hoạt động vận tải hàng hóa nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô chở hàng, xe ô tô chuyên dùng, xe bốn bánh có gắn động cơ để vận tải sản phẩm, hàng hóa do cơ quan, tổ chức, cá nhân đó sản xuất hoặc trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, nhiên liệu để phục vụ quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Theo đó, hoạt động vận tải nội bộ bằng ô tô hoặc xe bốn bánh có gắn động cơ là loại hình vận tải không nhằm mục đích kinh doanh, không thu cước phí. Chi phí vận tải được hạch toán vào chi phí quản lý, sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của đơn vị thực hiện vận tải.
Lưu ý: Hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô bao gồm vận chuyển nội bộ người và hàng hóa.
File word mẫu tờ khai đăng ký xe năm 2025 (Mẫu ĐKX10) |
Hoạt động vận tải nội bộ theo luật 2025 là gì (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 158/2024/NĐ-CP về các trách nhiệm của người lái xe ô tô vận tải hàng hóa nội bộ cụ thể như sau:
a) Có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi cho xe khởi hành; kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hàng hóa xếp trên xe bảo đảm an toàn theo quy định;
b) Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, lái xe có trách nhiệm yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải và có trách nhiệm từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật;
c) Thực hiện quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày, thời gian nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Không được chở hàng cấm lưu hành, hàng lậu, động thực vật hoang dã; không được chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật;
đ) Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không bảo đảm các điều kiện về an toàn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Đường bộ 2024 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường bộ bao gồm:
- Phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ.
- Khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ trái quy định của pháp luật.
- Đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh.
- Tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
- Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
- Lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển, điều chỉnh, che khuất báo hiệu đường bộ trái quy định của pháp luật; gắn, treo, lắp vào báo hiệu đường bộ nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của báo hiệu đường bộ hoặc làm sai lệch báo hiệu đường bộ.
- Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh không đúng giấy phép.
- Lập điểm đón, trả khách, bốc dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật.