Bán bánh kẹo giả mạo nhãn hiệu có bị xử phạt không? Xác định giá trị của bánh kẹo bị giả mạo nhãn hiệu như thế nào? Hàng hóa xâm phạm được quy định như thế nào?
>> Thời hạn góp vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu như sau:
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
...
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
…
11. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 10 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính như sau:
Điều 2. Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
...
Theo đó, việc bán bánh kẹo giả mạo nhãn hiệu mà giá trị hàng hóa vi phạm cụ thể là giá trị của bánh kẹotừ 5 triệu đồng trở lên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 250 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm.
Trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm thì người có hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu cụ thể là bánh kẹo giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Bán bánh kẹo giả mạo nhãn hiệu có bị xử phạt không (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 95 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định giá trị hàng hóa giả mạo như sau:
…
2. Giá trị hàng hóa xâm phạm do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm và dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm;
b) Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm;
c) Giá thành của hàng hóa xâm phạm, nếu chưa được lưu thông;
d) Giá mua của hàng hóa xâm phạm.
…
Như vậy bánh kẹo bị giả mạo nhãn hiệu sẽ được xác định vào thời điểm xảy ra hành vi vi phạm và dựa theo các căn cứ xếp theo thứ tự ưu tiên sau:
- Giá niêm yết.
- Giá thực bán.
- Giá thành của hàng hóa nếu chưa được lưu thông.
- Giá mua của hàng hóa.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về hàng hóa xâm phạm được quy định như sau:
a) Hàng hóa xâm phạm là bộ phận, chi tiết (sau đây gọi là phần) của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm và có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập;
b) Trường hợp không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành một phần của sản phẩm có thể lưu hành độc lập theo quy định tại điểm a khoản này thì hàng hóa xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm.