PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC qua bài viết sau:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 5)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 4)
Căn cứ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 700) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, chuẩn mực kiểm toán số 700 được quy định cụ thể như sau:
Báo cáo kiểm toán phải được lập bằng văn bản (xem hướng dẫn tại đoạn A13 - A14 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, nếu kiểm toán viên nêu thêm các trách nhiệm báo cáo khác ngoài trách nhiệm của kiểm toán viên là báo cáo về báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các trách nhiệm báo cáo khác này phải được nêu trong một phần riêng trong báo cáo kiểm toán có tiêu đề là “Báo cáo về các yêu cầu khác của pháp luật và các quy định” hoặc được đặt tiêu đề khác phù hợp với nội dung của mục đó (xem hướng dẫn tại đoạn A34 - A35 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Nếu báo cáo kiểm toán có một phần riêng về các trách nhiệm báo cáo khác, các tiêu đề, giải thích và thuyết minh được đề cập đến trong các đoạn 23 - 37 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC phải được đặt dưới phụ đề “Báo cáo về báo cáo tài chính.” Phần “Báo cáo về các yêu cầu khác của pháp luật và các quy định” phải được đặt ngay sau phần “Báo cáo về báo cáo tài chính” (xem hướng dẫn tại đoạn A36 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC |
Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 6)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký, gồm chữ ký của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của thành viên Ban Giám đốc là người đại diện theo pháp luật phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán. Dưới mỗi chữ ký nói trên phải ghi rõ họ và tên, số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán. Trên chữ ký của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải đóng dấu của doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán) phát hành báo cáo kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A37 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Ngày lập báo cáo kiểm toán không được trước ngày mà kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính, bao gồm các bằng chứng chứng minh rằng (xem hướng dẫn tại đoạn A38 - A41 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Tất cả các báo cáo cấu thành bộ báo cáo tài chính, bao gồm các thuyết minh liên quan, đã được lập.
- Những người có thẩm quyền đã xác nhận trách nhiệm của họ đối với các báo cáo tài chính này.
Ngày lập báo cáo kiểm toán cũng không được trước ngày lập báo cáo tài chính.
Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán.
Quý khách hàng tiếp tục xem >> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 7).