PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC qua bài viết sau:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 4)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 3)
Căn cứ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 700) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, chuẩn mực kiểm toán số 700 được quy định cụ thể như sau:
Báo cáo kiểm toán phải được lập bằng văn bản (xem hướng dẫn tại đoạn A13 - A14 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Báo cáo kiểm toán phải bao gồm một mục có tiêu đề là “Trách nhiệm của Kiểm toán viên”.
- Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả cuộc kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A24 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ rằng công việc kiểm toán đã được tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Báo cáo kiểm toán cũng phải giải thích rằng các chuẩn mực đó yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc báo cáo tài chính có còn sai sót trọng yếu hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A25 - A26 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Báo cáo kiểm toán phải mô tả về cuộc kiểm toán bằng cách nêu rõ:
+ Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục để thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính.
+ Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính, do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá rủi ro, kiểm toán viên xem xét kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của đơn vị.
Trong trường hợp kiểm toán viên cũng có trách nhiệm đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ cùng với việc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ bỏ đi đoạn nói rằng việc kiểm toán viên xem xét kiểm soát nội bộ không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của đơn vị.
+ Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.
- Trong trường hợp báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý, phần mô tả về cuộc kiểm toán trong báo cáo kiểm toán phải đề cập đến “trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý các báo cáo tài chính của đơn vị”.
- Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ liệu kiểm toán viên có tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán hay không.
Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC |
Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Báo cáo kiểm toán phải bao gồm một mục có tiêu đề là “Ý kiến của kiểm toán viên”.
- Khi đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý, trừ khi pháp luật có quy định khác, ý kiến kiểm toán phải sử dụng mẫu câu sau: “Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu,…phù hợp với [khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng]” (xem hướng dẫn tại đoạn A27 - A33 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Khi đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về tuân thủ, ý kiến kiểm toán phải nêu rõ là báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, tuân thủ [khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng] (xem hướng dẫn tại đoạn A27, A29 - A33 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Nếu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng được đề cập đến trong ý kiến kiểm toán không phải là các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính của Việt Nam hoặc chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành hay các chuẩn mực kế toán công quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Công Quốc tế ban hành, ý kiến kiểm toán phải chỉ rõ nước ban hành ra khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đó.
Quý khách hàng tiếp tục xem >> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 6).