PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 23)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 22)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan) (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 540) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 540. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 540 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Hướng dẫn đoạn 12 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
Các giả định của Ban Giám đốc (hướng dẫn đoạn 13(b)(ii) của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
...
(v) Ngoài các vấn đề nêu trên, khi đánh giá tính hợp lý của các giả định mà Ban Giám đốc sử dụng để lập ước tính kế toán về giá trị hợp lý, các vấn đề khác mà kiểm toán viên có thể xem xét bao gồm:
- Ban Giám đốc có sử dụng các dữ liệu đầu vào đặc thù của thị trường để xây dựng các giả định không và nếu có thì sử dụng như thế nào.
- Liệu các giả định có nhất quán với các điều kiện thị trường có thể kiểm chứng được và có nhất quán với đặc điểm của tài sản hoặc nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý hay không.
- Liệu nguồn của các giả định của các bên tham gia thị trường có phù hợp và đáng tin cậy hay không, và Ban Giám đốc lựa chọn các giả định để sử dụng như thế nào khi có một số giả định khác nhau của các bên tham gia thị trường.
- Liệu Ban Giám đốc có xem xét các giả định được sử dụng hoặc thông tin về các giao dịch, tài sản hoặc nợ phải trả có thể so sánh được hay không và nếu có thì xem xét như thế nào.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 24)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(vi) Ngoài ra, ước tính kế toán về giá trị hợp lý có thể bao gồm cả dữ liệu đầu vào kiểm chứng được và không kiểm chứng được.
Khi ước tính kế toán về giá trị hợp lý dựa trên các dữ liệu đầu vào không kiểm chứng được, ví dụ về các vấn đề mà kiểm toán viên có thể xem xét bao gồm cách thức Ban Giám đốc giải thích, trình bày các vấn đề sau:
- Xác định đặc điểm của các bên tham gia thị trường có liên quan đến ước tính kế toán.
- Những sửa đổi do Ban Giám đốc thực hiện đối với chính các giả định của Ban Giám đốc để phản ánh quan điểm của họ về các giả định mà các bên tham gia thị trường sử dụng.
- Liệu Ban Giám đốc có sử dụng những thông tin tốt nhất có được trong hoàn cảnh cụ thể hay không.
- Các giả định của Ban Giám đốc đã tính đến các giao dịch, tài sản hoặc nợ phải trả có thể so sánh (nếu có) như thế nào.
Nếu có dữ liệu đầu vào không kiểm chứng được, kiểm toán viên có thể sẽ phải kết hợp việc đánh giá các giả định với các biện pháp khác để xử lý các rủi ro đã đánh giá quy định trong đoạn 13 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Trong trường hợp đó, kiểm toán viên có thể cần thực hiện các thủ tục kiểm toán khác, ví dụ kiểm tra tài liệu, hồ sơ chứng minh cho việc Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp) đã soát xét và phê duyệt ước tính kế toán.
(vii) Khi đánh giá tính hợp lý của các giả định được sử dụng để lập ước tính kế toán, kiểm toán viên có thể phát hiện một hoặc nhiều giả định quan trọng. Giả định quan trọng đó có thể cho thấy ước tính kế toán có mức độ không chắc chắn cao, do đó làm phát sinh rủi ro đáng kể.
Các biện pháp bổ sung để xử lý các rủi ro đáng kể đó được hướng dẫn tại đoạn A102 - A115 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 25).