PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (Phần 4)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (Phần 3)
Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (gọi là Chuẩn mực kiểm toán số 520) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, Chuẩn mực kiểm toán số 520 được quy định như sau:
Hướng dẫn đoạn 05(d) Chuẩn mực kiểm toán số 520 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Việc kiểm toán viên xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được so với dự tính mà không cần điều tra thêm bị ảnh hưởng bởi mức trọng yếu (đoạn A13 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) và tính nhất quán với mức độ đảm bảo mong muốn, trong đó có tính đến khả năng một sai sót, khi xét riêng lẻ hoặc kết hợp với các sai sót khác, có thể làm cho báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu. Đoạn 07(b) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330: Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) quy định mức độ rủi ro được kiểm toán viên đánh giá càng cao thì càng phải thu thập bằng chứng kiểm toán thuyết phục hơn. Theo đó, khi mức độ rủi ro được đánh giá tăng lên, giá trị chênh lệch có thể coi là chấp nhận được mà không cần điều tra thêm sẽ giảm xuống nhằm thu được bằng chứng có mức độ thuyết phục mong muốn (xem thêm đoạn A19 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Chuẩn mực kiểm toán số 520 theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (Phần 5) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 06 Chuẩn mực kiểm toán số 520 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Kiểm toán viên sử dụng các kết luận rút ra từ kết quả của các thủ tục phân tích đã thiết kế và thực hiện theo quy định tại đoạn 06 Chuẩn mực kiểm toán kiểm toán số 520 (để chứng thực cho các kết luận đã hình thành trong quá trình kiểm toán các bộ phận hoặc yếu tố riêng lẻ của báo cáo tài chính. Việc này giúp kiểm toán viên rút ra các kết luận hợp lý làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán.
- Kết quả của các thủ tục phân tích đó có thể giúp kiểm toán viên xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu chưa được phát hiện trước đó. Trong trường hợp này, đoạn 31 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định kiểm toán viên phải xem xét lại đánh giá của mình về rủi ro có sai sót trọng yếu và từ đó sửa đổi các thủ tục kiểm toán tiếp theo đã đề ra.
- Các thủ tục phân tích được thực hiện theo quy định tại đoạn 06 Chuẩn mực kiểm toán 520 có thể tương tự với các thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá rủi ro.
Hướng dẫn đoạn 07 Chuẩn mực kiểm toán số 520 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Kiểm toán viên có thể thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến các câu trả lời phỏng vấn của Ban Giám đốc bằng cách đánh giá các câu trả lời đó, trong đó vận dụng hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, và kết hợp với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được trong quá trình kiểm toán.
- Kiểm toán viên có thể cần thực hiện các thủ tục kiểm toán khác trong trường hợp Ban Giám đốc không thể giải thích được, hoặc giải thích đó khi kết hợp với những bằng chứng kiểm toán khác liên quan đến câu trả lời phỏng vấn của Ban Giám đốc, được coi là không thỏa đáng.
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.