Tôi muốn biết đối với Chuẩn mực kiểm toán 520 pháp luật hiện nay quy định như thế nào? – Văn Tài (Phú Yên).
>> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 5)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 4)
Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (gọi là Chuẩn mực kiểm toán số 520) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, Chuẩn mực kiểm toán số 520 được quy định như sau:
- Chuẩn mực kiểm toán số 520 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc sử dụng thủ tục phân tích như các thử nghiệm cơ bản (“thủ tục phân tích cơ bản”). Chuẩn mực kiểm toán số cũng quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để giúp kiểm toán viên hình thành kết luận tổng thể về báo cáo tài chính. Đoạn 06(b) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) quy định kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá rủi ro. Đoạn 06 và 18 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330: Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) quy định và hướng dẫn nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán để xử lý các rủi ro đã đánh giá; các thủ tục kiểm toán này có thể bao gồm các thủ tục phân tích cơ bản.
- Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán số 520 trong quá trình thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán số 520 theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là:
- Thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy khi sử dụng các thủ tục phân tích cơ bản.
- Thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để giúp kiểm toán viên hình thành kết luận tổng thể về việc liệu báo cáo tài chính có nhất quán với hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán hay không.
Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, thuật ngữ “Thủ tục phân tích” được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính (xem hướng dẫn tại đoạn A1 - A3 Chuẩn mực kiểm toán số 520).
Khi thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản một cách độc lập hoặc kết hợp với kiểm tra chi tiết như là các thử nghiệm cơ bản theo đoạn 18 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330: Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), kiểm toán viên phải (xem hướng dẫn tại đoạn A4 - A5 Chuẩn mực kiểm toán số 520):
- Xác định sự phù hợp của các thủ tục phân tích cơ bản cụ thể đối với các cơ sở dẫn liệu nhất định, trong đó có tính đến rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá và các kiểm tra chi tiết (nếu có) đối với các cơ sở dẫn liệu này (xem hướng dẫn tại đoạn A6 - A11 Chuẩn mực kiểm toán số 520).
- Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu mà kiểm toán viên sử dụng để dự tính về các số liệu, tỷ suất đã ghi nhận, trong đó có xem xét đến nguồn gốc, tính có thể so sánh được, nội dung và sự phù hợp của thông tin sẵn có, và các kiểm soát đối với việc tạo lập thông tin (xem hướng dẫn tại đoạn A12 - A14 Chuẩn mực kiểm toán số 520).
- Dự tính về các số liệu, tỷ suất đã ghi nhận và đánh giá liệu dự tính này có đủ chính xác để xác định một sai sót, khi xét riêng lẻ hoặc kết hợp với các sai sót khác, có thể làm cho báo cáo tài chính bị sai sót trọng yếu hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A15 Chuẩn mực kiểm toán số 520).
- Xác định giá trị của bất kỳ chênh lệch nào có thể chấp nhận được giữa số liệu đơn vị đã ghi nhận và giá trị dự tính mà không cần điều tra thêm như quy định tại đoạn 07 (xem hướng dẫn tại đoạn A16 Chuẩn mực kiểm toán số 520).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (Phần 2).