PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích
>> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 5)
Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (gọi là Chuẩn mực kiểm toán số 520) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, Chuẩn mực kiểm toán số 520 được quy định như sau:
Kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để giúp hình thành kết luận tổng thể về việc liệu báo cáo tài chính có nhất quán với hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A17 - A19 Chuẩn mực kiểm toán số 520).
Chuẩn mực kiểm toán số 520 theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (Phần 2) (Ảnh minh họa -Nguồn từ Internet)
Nếu việc thực hiện các thủ tục phân tích theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán số 520 giúp kiểm toán viên phát hiện được các biến động hoặc các mối quan hệ không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính, kiểm toán viên phải điều tra những khác biệt này bằng cách:
- Phỏng vấn Ban Giám đốc và thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến các câu trả lời của Ban Giám đốc.
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác nếu thấy cần thiết, tùy theo từng trường hợp cụ thể (xem hướng dẫn tại đoạn A20 - A21 Chuẩn mực kiểm toán số 520).
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 520 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Hướng dẫn đoạn 04 Chuẩn mực kiểm toán 520 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Các thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính của đơn vị với:
+ Thông tin có thể so sánh của các kỳ trước.
+ Các kết quả dự tính của đơn vị, như kế hoạch hoặc dự toán, hoặc các ước tính của kiểm toán viên, như ước tính chi phí khấu hao.
+ Các thông tin tương tự của ngành, như so sánh tỷ suất doanh thu bán hàng trên các khoản phải thu của đơn vị được kiểm toán với số liệu trung bình của ngành, hoặc với các đơn vị khác trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động.
- Các thủ tục phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ như:
+ Mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính được kỳ vọng theo một chiều hướng có thể dự đoán được dựa trên kinh nghiệm của đơn vị được kiểm toán, như tỷ lệ lãi gộp.
+ Mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính có liên quan như chi phí nhân công với số lượng nhân viên.
- Kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện các thủ tục phân tích, từ việc so sánh đơn giản đến các phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Các thủ tục phân tích có thể được áp dụng cho báo cáo tài chính hợp nhất, các bộ phận cấu thành hoặc các yếu tố riêng lẻ của thông tin.
Hướng dẫn đoạn 05 Chuẩn mực kiểm toán 520 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Các thử nghiệm cơ bản mà kiểm toán viên thực hiện ở cấp độ cơ sở dẫn liệu có thể là kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản, hoặc kết hợp cả hai. Việc quyết định thực hiện thủ tục kiểm toán nào, kể cả quyết định có sử dụng thủ tục phân tích cơ bản hay không, tùy thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên về hiệu quả và hiệu suất của các thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để giảm rủi ro kiểm toán ở cấp độ cơ sở dẫn liệu xuống một mức thấp có thể chấp nhận được.
- Kiểm toán viên có thể phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về mức độ sẵn có và độ tin cậy của các thông tin cần thiết cho việc áp dụng các thủ tục phân tích cơ bản, và kết quả của bất kỳ thủ tục phân tích nào mà đơn vị đã thực hiện. Việc sử dụng dữ liệu phân tích do Ban Giám đốc đơn vị lập có thể có hiệu quả nếu kiểm toán viên thỏa mãn rằng các dữ liệu này được lập một cách đúng đắn.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích (Phần 3).