PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt như sau:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt (Phần 6)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt (Phần 5)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục và sự kiện đặc biệt (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 501) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 501. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 501 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Thủ tục xác nhận (hướng dẫn đoạn 08(a) của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 505 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định và hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục xác nhận từ bên ngoài.
Các thủ tục kiểm toán khác (hướng dẫn đoạn 08(b) của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Tùy từng trường hợp, ví dụ, khi thông tin thu thập được làm phát sinh nghi ngờ về tính chính trực và tính khách quan của bên thứ ba, kiểm toán viên có thể thấy cần thực hiện các thủ tục kiểm toán khác thay thế hoặc bổ sung cho thủ tục xác nhận với bên thứ ba. Ví dụ về các thủ tục kiểm toán khác bao gồm:
- Tham gia, hoặc bố trí một kiểm toán viên khác tham gia kiểm kê hiện vật hàng tồn kho của bên thứ ba, nếu có thể.
- Thu thập báo cáo của một kiểm toán viên khác, hoặc báo cáo của một kiểm toán viên của tổ chức cung cấp dịch vụ về tính đầy đủ và thích hợp của kiểm soát nội bộ của bên thứ ba để đảm bảo rằng hàng tồn kho được kiểm kê đúng đắn và được bảo vệ thích đáng.
- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến hàng tồn kho do bên thứ ba nắm giữ, ví dụ, phiếu nhập kho.
- Yêu cầu xác nhận từ các bên khác khi hàng tồn kho đã được đem ra thế chấp.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tính đầy đủ của các vụ kiện tụng và tranh chấp (hướng dẫn đoạn 09 của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Các vụ kiện tụng và tranh chấp liên quan đến đơn vị được kiểm toán có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và vì vậy, có thể cần phải được ghi nhận hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính.
- Ngoài các thủ tục theo quy định tại đoạn 09 của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, các thủ tục liên quan khác có thể bao gồm việc sử dụng thông tin thu thập được từ các thủ tục đánh giá rủi ro được thực hiện nhằm tìm hiểu về đơn vị và môi trường của đơn vị để giúp kiểm toán viên biết được về các vụ kiện tụng và tranh chấp liên quan đến đơn vị.
- Bằng chứng kiểm toán thu thập được cho mục đích xác định các vụ kiện tụng và tranh chấp mà có thể làm phát sinh rủi ro có sai sót trọng yếu cũng có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán về các vấn đề khác có liên quan đến các vụ kiện tụng và tranh chấp, như việc định giá và đo lường.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định và hướng dẫn việc kiểm toán viên xem xét các vụ kiện tụng và tranh chấp cần phải đưa ra các ước tính kế toán hoặc thuyết minh liên quan trong báo cáo tài chính.
Kiểm tra các khoản phí tư vấn pháp luật (hướng dẫn đoạn 09(c) của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
Tùy từng trường hợp, kiểm toán viên có thể xét thấy cần phải kiểm tra các chứng từ gốc có liên quan, như hóa đơn về phí tư vấn pháp luật khi kiểm toán viên kiểm tra các khoản phí này.
Trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị (hướng dẫn đoạn 10 - 11 của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Việc trao đổi trực tiếp với chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu kiểm toán viên có được biết về các vụ kiện tụng và tranh chấp trọng yếu hay không và các ước tính của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về các ảnh hưởng tài chính, kể cả các chi phí, có hợp lý hay không.
Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể tìm cách trao đổi trực tiếp với chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị bằng cách gửi thư yêu cầu chung. Vì mục đích này, thư yêu cầu chung đề nghị chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị thông báo cho kiểm toán viên về bất kỳ vụ kiện tụng và tranh chấp nào mà chuyên gia tư vấn pháp luật biết, cùng với một bản đánh giá về hậu quả của các vụ kiện tụng và tranh chấp, và ước tính các ảnh hưởng tài chính, kể cả các chi phí có liên quan.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt (Phần 8).