PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt như sau:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt (Phần 7)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục và sự kiện đặc biệt (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 501) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 501. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 501 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị (hướng dẫn đoạn 10 - 11 của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Nếu kiểm toán viên xét thấy chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị có thể sẽ không phúc đáp lại thư yêu cầu chung một cách thích hợp (ví dụ, nếu tổ chức nghề nghiệp mà chuyên gia tư vấn pháp luật là thành viên nghiêm cấm việc trả lời thư yêu cầu đó) thì kiểm toán viên có thể tìm cách trao đổi trực tiếp thông qua việc gửi thư yêu cầu cụ thể. Vì mục đích này, thư yêu cầu cụ thể bao gồm:
- Danh sách các vụ kiện tụng và tranh chấp.
- Đánh giá của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về hậu quả của từng vụ kiện tụng và tranh chấp đã được xác định và ước tính các ảnh hưởng tài chính của vụ việc đó, kể cả các chi phí có liên quan.
- Yêu cầu chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị xác nhận tính hợp lý trong các đánh giá của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và cung cấp cho kiểm toán viên các thông tin bổ sung, nếu danh sách các vụ kiện tụng và tranh chấp được chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị cho là không đầy đủ hoặc không chính xác.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt (Phần 8)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trong một số trường hợp nhất định, kiểm toán viên cũng có thể xét thấy cần phải gặp chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị để trao đổi về hậu quả có thể có của các vụ kiện tụng và tranh chấp. Trường hợp này có thể xảy ra nếu:
- Kiểm toán viên xác định rằng các vụ kiện tụng và tranh chấp là rủi ro đáng kể.
- Các vụ kiện tụng và tranh chấp có tính chất phức tạp.
- Có sự bất đồng giữa Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị.
Thông thường, các cuộc trao đổi phải có sự đồng ý của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và cần có đại diện Ban Giám đốc đơn vị tham dự.
Theo quy định tại đoạn 41 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, ngày lập báo cáo kiểm toán không được trước ngày mà kiểm toán viên thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên có thể thu thập bằng chứng kiểm toán về tình trạng của các vụ kiện tụng và tranh chấp cho đến ngày lập báo cáo kiểm toán bằng cách phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, chuyên gia tư vấn pháp luật trong đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề có liên quan. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể cần phải được cập nhật thông tin từ chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị.
Thông tin bộ phận (hướng dẫn đoạn của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Tùy thuộc vào khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, các đơn vị có thể phải hoặc được phép công bố thông tin bộ phận trong báo cáo tài chính. Trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính xét trên phương diện tổng thể, trong đó có việc trình bày và thuyết minh thông tin bộ phận. Do đó, kiểm toán viên không bắt buộc phải thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để đưa ra ý kiến về thông tin bộ phận được trình bày riêng biệt.
Tìm hiểu về các phương pháp mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán sử dụng (hướng dẫn đoạn 13(a) của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
Tùy từng trường hợp, khi tìm hiểu về các phương pháp mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán sử dụng để xác định thông tin bộ phận và liệu các phương pháp đó có thể cho phép công bố thông tin bộ phận theo khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không, ví dụ về các vấn đề mà kiểm toán viên có thể tìm hiểu bao gồm:
- Doanh thu và chi phí giữa các bộ phận, và loại trừ các khoản phát sinh trong nội bộ một bộ phận.
- So sánh với dự toán và các kết quả dự kiến khác, ví dụ, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu.
- Việc phân bổ tài sản và chi phí giữa các bộ phận.
- Tính nhất quán với các kỳ trước, và tính đầy đủ của thuyết minh về những điểm không nhất quán.
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại phần đầu tiên.