PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 7)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 6)
Căn cứ vào Phụ lục của Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Phụ lục Chuẩn mực kiểm toán số 300) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn đoạn 07 - 08, A8 - A11 của Chuẩn mực kiểm toán số 300. Cụ thể như sau:
- Xác định mức trọng yếu theo quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC và:
+ Xác định mức trọng yếu đối với các đơn vị thành viên và trao đổi về mức trọng yếu này với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khác kiểm toán đơn vị thành viên theo quy định tại đoạn 21 - 23 và 40(c) của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
+ Xác định sơ bộ các đơn vị thành viên chính và các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh có tính chất trọng yếu.
- Xác định sơ bộ các phần hành có rủi ro cao về sai sót trọng yếu.
- Ảnh hưởng của các rủi ro về sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ tổng thể báo cáo tài chính đến việc chỉ đạo, giám sát và soát xét cuộc kiểm toán.
- Cách thức kiểm toán viên nhấn mạnh với thành viên nhóm kiểm toán về sự cần thiết phải duy trì tình trạng nghi vấn và hoài nghi nghề nghiệp trong quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán.
- Kết quả các cuộc kiểm toán trước trong việc đánh giá tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ, bao gồm nội dung của các khiếm khuyết đã được phát hiện và biện pháp khắc phục các khiếm khuyết đó.
- Thảo luận với những cá nhân cùng doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ khác cho đơn vị được kiểm toán về các vấn đề có thể ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán.
- Bằng chứng về các cam kết của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc thiết kế, thực hiện và duy trì kiểm soát nội bộ, bao gồm bằng chứng được thể hiện trong hồ sơ về kiểm soát nội bộ đó.
- Khối lượng các giao dịch, từ đó kiểm toán viên có thể xác định tính hiệu quả của việc dựa vào kiểm soát nội bộ.
- Tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán tác động đến sự thành công của hoạt động kinh doanh.
- Những phát triển kinh doanh quan trọng ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán, bao gồm những thay đổi về công nghệ thông tin và các chu trình kinh doanh, thay đổi nhân sự quản lý chủ chốt, và hoạt động mua, bán, hợp nhất.
- Những phát triển quan trọng trong ngành như thay đổi các quy định của ngành và các yêu cầu mới về báo cáo.
- Những thay đổi quan trọng trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính, như thay đổi chuẩn mực kế toán.
- Các phát triển quan trọng khác có liên quan, như thay đổi môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 8)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Bố trí nhóm kiểm toán (kể cả người soát xét việc kiểm soát chất lượng) và phân công công việc kiểm toán cho các thành viên, kể cả việc phân công người có kinh nghiệm thích hợp cho các phần hành có thể có rủi ro có sai sót trọng yếu cao hơn.
- Bố trí các nguồn lực cho cuộc kiểm toán, kể cả việc bố trí thời gian thích hợp cho các phần hành kiểm toán có thể có rủi ro có sai sót trọng yếu cao hơn.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.