Cho tôi hỏi: Hiện nay, pháp luật quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính như thế nào? – Ngọc Long (Lai Châu).
Căn cứ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 300) được quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Chuẩn mực kiểm toán số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính.
Chuẩn mực kiểm toán số 300 được áp dụng cho các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ (hoặc năm tiếp theo). Những xem xét bổ sung cho kiểm toán năm đầu tiên được quy định tại đoạn 13 của Chuẩn mực kiểm toán số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng:
- Chiến lược kiểm toán tổng thể; và
- Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A1 - A3 của Chuẩn mực kiểm toán số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), như sau:
+ Trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán.
+ Trợ giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời.
+ Trợ giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả.
+ Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên.
+ Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm.
+ Hỗ trợ việc điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện, khi cần thiết.
(ii) Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kiểm toán số 300 trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch kiểm toán.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) phải có những hiểu biết cần thiết về Chuẩn mực kiểm toán số 300 để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình lập và thực hiện kế hoạch kiểm toán.
Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạch kiểm toán là để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả.
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và các thành viên chính trong nhóm kiểm toán phải tham gia vào quá trình lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm lập kế hoạch và thảo luận với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A4 của Chuẩn mực kiểm toán số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Khi bắt đầu cuộc kiểm toán năm hiện tại, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục sau đây (hướng dẫn tại đoạn A5 - A7 của Chuẩn mực kiểm toán số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Thực hiện các thủ tục đối với việc chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán cụ thể theo quy định tại đoạn 12 - 13 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
- Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, bao gồm tính độc lập theo quy định tại đoạn 09 - 11 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
- Hiểu về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán theo quy định tại đoạn 09 - 13 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 2).