PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán (Phần 11)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán (Phần 12)
Tại phần 12 đã trình bày 01 nội dung về thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán 210: Hợp đồng kiểm toán (sau đây là gọi tắt Chuẩn mực kiểm toán số 210) (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), sau đây là các nội dung tiếp theo của chuẩn mực kiểm toán 210:
Hợp đồng kiểm toán hoặc các hình thức thỏa thuận khác bằng văn bản (sau đây gọi là “Hợp đồng kiểm toán) (hướng dẫn đoạn 10 -11 Chuẩn mực kiểm toán số 210 Ban hành kèm theo Thông tư 210/2014/TT-BTC):
Vì lợi ích của cả đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, hợp đồng kiểm toán phải được ký kết trước khi thực hiện cuộc kiểm toán để tránh những hiểu lầm liên quan đến cuộc kiểm toán. Pháp luật và các quy định đã quy định về mục tiêu, phạm vi của cuộc kiểm toán và trách nhiệm của Ban Giám đốc, của kiểm toán viên, bao gồm cả các quy định tại đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán số 210 (Ban hành kèm theo Thông tư 210/2014/TT-BTC). Trong trường hợp này, theo quy định tại đoạn 11 Chuẩn mực kiểm toán số 210, trong hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên được tham chiếu đến điều luật hoặc các quy định có liên quan và Ban Giám đốc hiểu và thừa nhận các trách nhiệm của họ như quy định tại đoạn 06(b) Chuẩn mực kiểm toán số 210. Tuy nhiên, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán vẫn có thể cân nhắc để đưa các quy định tại đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán số 210 vào hợp đồng kiểm toán để thỏa thuận với Ban Giám đốc.
Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán (Phần 13) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi kiểm toán viên của công ty mẹ đồng thời là kiểm toán viên của đơn vị thành viên, các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến quyết định liệu có cần lập và ký hợp đồng kiểm toán riêng cho đơn vị thành viên hay không:
+ Người chịu trách nhiệm chọn kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cho đơn vị thành viên.
+ Yêu cầu cần có báo cáo kiểm toán riêng cho đơn vị thành viên.
+ Yêu cầu pháp luật liên quan đến việc chỉ định cuộc kiểm toán.
+ Mức độ sở hữu của công ty mẹ.
+ Mức độ độc lập của Ban Giám đốc đơn vị thành viên đối với công ty mẹ.
Trách nhiệm của Ban Giám đốc theo pháp luật và các quy định (hướng dẫn đoạn 11 - 12 Chuẩn mực kiểm toán số 210 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Trong các trường hợp hướng dẫn tại đoạn A22 và A27 Chuẩn mực kiểm toán số 210 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), nếu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cho rằng một số điều khoản không cần thiết phải đưa vào hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán vẫn phải tuân thủ quy định tại đoạn 11 Chuẩn mực kiểm toán số 210 trong việc thu thập giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc đơn vị về việc Ban Giám đốc hiểu và thừa nhận trách nhiệm của họ như quy định tại đoạn 06(b) Chuẩn mực kiểm toán số 210. Theo quy định tại đoạn 12 Chuẩn mực kiểm toán số 210, giải trình bằng văn bản này có thể sử dụng các thuật ngữ của pháp luật và các quy định nếu như pháp luật và các quy định có yêu cầu về trách nhiệm của Ban Giám đốc tương tự như trong đoạn 06(b) Chuẩn mực kiểm toán số 210.
- Pháp luật và các quy định về kiểm toán đối với lĩnh vực công thường có các quy định về việc bổ nhiệm kiểm toán viên cho lĩnh vực công, trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán viên lĩnh vực công, kể cả quyền được tiếp cận với chứng từ kế toán, sổ kế toán và các thông tin khác của đơn vị. Khi pháp luật và các quy định yêu cầu phải có đầy đủ các điều khoản chi tiết của hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên lĩnh vực công có thể phải cân nhắc sự cần thiết của việc lập một hợp đồng kiểm toán với các điều khoản đầy đủ hơn so với các quy định tại đoạn 11 Chuẩn mực kiểm toán số 210 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán (Phần 14).