Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội ngày 21/5/2024 đề xuất nhiều biện pháp mạnh nhằm xử lý các hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
>> Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước đối với người lao động từ 01/7/2024
>> Dự kiến tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024
Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội ngày 21/5/2024, quy định về hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội có những nội dung nổi bật sau:
Theo Điều 39 và Điều 40 Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội quy định về biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội chậm đóng và nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội chậm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
- Đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội trốn đóng và nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội trốn đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
- Áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
Theo đó, dự thảo đề xuất áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị tạm hoãn xuất cảnh (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Điều 37 Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội, chậm đóng bảo hiểm xã hội áp dụng trong trường hợp:
(i) Người sử dụng lao động không đóng hoặc không đóng đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã đăng ký sau thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội dự thảo; không đóng hoặc không đóng đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đã đăng ký sau thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
(ii) Người tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại các điểm m và n khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội dự thảo không đóng hoặc không đóng đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã đăng ký sau thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội dự thảo.
(iii) Người tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội dự thảo quá thời hạn theo quy định của Chính phủ mà không đóng hoặc không đóng đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã đăng ký.
Theo Điều 38 Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội, trốn đóng bảo hiểm xã hội áp dụng trong trường hợp:
(i) Người sử dụng lao động hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội dự thảo mà không đăng ký hoặc đăng ký không đúng số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; hết thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế mà không đăng ký hoặc đăng ký không đúng số người phải tham gia.
(ii) Người sử dụng lao động đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội dự thảo; đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
(iii) Người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội dự thảo; không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.