Theo quy định của pháp luật lao động, trong năm 2024, các trường hợp nào người lao động được quyền đình công? Rất mong được giải đáp! Trân trọng cảm ơn! – Ngọc Yên (Trà Vinh).
>> Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động năm 2024
>> Thời gian hưởng chế độ khi khám thai, phá thai 2024
Các trường hợp người lao động có quyền đình công năm 2024 quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể được PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP giải đáp như sau:
Căn cứ theo Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa đình công như sau:
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023)
Các trường hợp người lao động được quyền đình công năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 199 Bộ luật Lao động 2019, tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các Điều 200, Điều 201 và Điều 202 Bộ luật Lao động 2019 để đình công trong trường hợp sau đây:
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công được quy định tại Điều 203 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.
- Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại Mục 1 có quyền sau đây:
+ Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công.
+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
- Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
+ Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công.
+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản.
+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công được quy định cụ thể tại Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
- Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ theo Điều 209 Bộ luật Lao động 2019 quy định nơi sử dụng lao động không được đình công như sau:
(i) Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
(ii) Chính phủ quy định danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công quy định tại đoạn (i) Mục này.