Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, theo đó đã bổ sung các trường hợp được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn so với quy định hiện hành.
>> Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025
>> Tổng hợp file word các mẫu báo cáo lao động định kỳ dành cho HR
Đây là quy định mới của Luật Công đoàn 2024 so với Luật Công đoàn 2012. Theo đó, căn cứ Điều 30 Luật Công đoàn 2024 quy định về các trường hợp được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn như sau:
Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn khi thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn nếu gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
Lưu ý:
- Thời gian tạm dừng đóng kinh phí công đoàn là không quá 12 tháng.
- Hết thời hạn tạm dừng đóng thì tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù kinh phí công đoàn cho thời gian tạm dừng đóng.
- Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
Tóm lại:
- Doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản được miễn đóng kinh phí công đoàn.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng được giảm đóng kinh phí công đoàn.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Các trường hợp được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ tháng 7/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 29 Luật Công đoàn 2024 (có hiệu lực từ tháng 07/2025) quy định về tài chính công đoàn như sau:
Nguồn tài chính công đoàn bao gồm:
a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
b) Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động;
c) Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
d) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mức đóng kinh phí công đoàn là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Đây là một quy định mới được bổ sung của Luật Công đoàn 2024.Theo đó, công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính hằng năm tại hội nghị ban chấp hành công đoàn, đồng thời phải công khai bằng một trong các hình thức sau đây:
(i) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
(ii) Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan.
(iii) Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hằng năm.
(iv) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
(Theo Điều 34 Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ tháng 07/2025)