Bài viết tổng hợp các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động người khuyết tật, quy định chi tiết và mức xử phạt khi sử dụng lao động người khuyết tật nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ.
>> Lưu ý 02 trường hợp người lao động bị đuổi việc mà không cần báo trước
>> Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Căn cứ Điều 160 Bộ luật Lao động 2019, các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật bao gồm:
- Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
- Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Lưu ý: Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH).
>> Xem thêm: Người khuyết tật là gì? Người lao động khuyết tật có bao nhiêu ngày phép năm?
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 159 Bộ luật Lao động 2019, quy định về sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:
- Công ty phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động khuyết tật.
- Công ty phải tham khảo ý kiến của người lao động khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ các chính sách như sau:
(i) Được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
(ii) Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
(iii) Được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh.
(iv) Được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước.
(v) Miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Thu nhập được miễn thuế quy định không bao gồm thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC.
- Doanh nghiệp thuộc diện được miễn thuế khi có số lao động bình quân trong năm ít nhất từ 20 người trở lên và không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
- Doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật.
(Theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC).
Căn cứ Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về người lao động người khuyết tật.
(i) Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
- Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
- Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
(ii) Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền gấp 02 lần đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).