Người khuyết tật là gì? Theo quy định pháp luật hiện hành, người khuyết tật làm việc cho công ty có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm? Trân trọng cảm ơn! – Hồng Thuận (Long An).
>> Căn cứ xác định thiệt hại năm 2024 để người lao động bồi thường cho công ty?
>> Năm 2024, tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng bao nhiêu ngày sẽ bị sa thải?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Căn cứ điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động là người khuyết tật có 14 ngày nghỉ phép năm hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động khi làm đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Đồng thời căn cứ Điều 114 Bộ luật Lao động 2019, cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng theo quy định tại Mục 1.1 nêu trên. Theo đó, người lao động khuyết tật làm việc đủ 12 tháng cho công ty có 14 ngày nghỉ phép năm. Cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc “Người khuyết tật là gì, người lao động khuyết tật có bao nhiêu ngày phép năm” (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 160 Bộ luật Lao động 2019, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm khi sử dụng người lao động khuyết tật năm 2024:
(i) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
(ii) Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH (được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH) mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Điều 3. Dạng tật và mức độ khuyết tật - Luật Người khuyết tật 2010 1. Dạng tật bao gồm: a) Khuyết tật vận động; b) Khuyết tật nghe, nói; c) Khuyết tật nhìn; d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần; đ) Khuyết tật trí tuệ; e) Khuyết tật khác. 2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây: a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. 3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này. Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật - Luật Người khuyết tật 2010 1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây: a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. |