Các công việc pháp lý về thành lập công ty hợp danh được thực hiện như thế nào? – Ánh Nguyệt (TP. Hồ Chí Minh).
>> Các công việc pháp lý về thành lập doanh nghiệp tư nhân
>> Các công việc pháp lý về thành lập hộ kinh doanh
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cập nhật kịp thời quy định pháp luật mới tại các công việc pháp lý về thành lập công ty hợp danh. Cụ thể như sau:
>> Những điều cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh (tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề...)
>> Đăng ký thành lập công ty hợp danh
>> Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
>> Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp
>> Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán
>> Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
>> Mua hóa đơn lần đầu do cơ quan thuế đặt in
Các công việc pháp lý về thành lập công ty hợp danh |
Các công việc pháp lý về thành lập công ty hợp danh
>> Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động
>> Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập
>> Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương
>> Xây dựng bảng phụ cấp lương
>> Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
>> Xây dựng và thông báo định mức lao động
>> Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn
>> Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
>> Tài sản góp vốn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
>> Tài sản góp vốn là phương tiện thủy nội địa
>> Tài sản góp vốn là tàu biển
>> Chứng từ đối với tài sản góp vốn
Điều 177. Công ty hợp danh – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. 2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Điều 178. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. 2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. 3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên. 4. Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; b) Vốn điều lệ của công ty; c) Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên; d) Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên; đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; e) Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp; g) Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty. 5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp. |