Đăng ký thành lập doanh nghiệp trong Công ty Hợp Danh
Nguồn: Internet
1. Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có từ 02 cá nhân trở lên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; những chủ sở hữu này được gọi là Thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; những thành viên này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty hợp danh phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan, vui lòng xem chi tiết tại: Những điều cần lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp (tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề...).
2. Thành phần hồ sơ:
1. Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh (mẫu Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
2. Điều lệ của công ty hợp danh;
3. Danh sách thành viên của công ty hợp danh (mẫu Phụ lục I-9 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
4. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên hợp danh:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
5. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
3. Địa điểm nộp hồ sơ và thời gian giải quyết
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty hợp danh đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành một số thủ tục cần thiết để chính thức đi vào hoạt động, xem chi tiết tại bài viết: Một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.
Bài viết liên quan:
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh
- Các quy định chung về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp năm 2023
- Những Siêu thị và Trung tâm thương mại được lập nên như thế nào?
- Những điều cần biết về quản lý thuế đối với doanh nghiệp
- Một số vấn đề pháp lý về việc thành lập Nhà hàng
Câu hỏi thường gặp:
- Thôi giữ chức vụ trong bao lâu thì mới được thành lập doanh nghiệp?
- Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh gồm những gì?
- Thủ tục mở công ty làm phim chiếu mạng
- Có thể đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề cùng một lúc hay không?
- Hồ sơ đăng ký DN có cần Văn bản xác nhận vốn pháp định, GCN hành nghề không ?
- Mã số DN được tạo khi nào