Dưới đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi đến quý thành viên một số thông tin pháp lý về vấn đề quản lý thuế đối với doanh nghiệp.
>> Quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác
>> Toàn bộ vi phạm về hóa đơn và mức phạt theo Nghị định 125
Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế cùng với việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp không thành lập theo Luật doanh nghiệp (công ty luật, văn phòng công chứng, công ty bảo hiểm…) và những nội dung liên quan đến quản lý thuế, đăng ký thuế của doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhưng chưa được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thực hiện đăng ký thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và hướng dẫn tại Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký thuế cho người lao động và người phục thuộc của họ theo ủy quyền của người lao động. Việc đăng ký thuế được thực hiện một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm. Việc đăng ký thuế cho người lao động được thực hiện theo quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Mã số của doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp chính là mã số thuế của doanh nghiệp, mã số này có 10 số. Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thì được cấp mã số thuế 13 số.
Doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hiện hành. Trường hợp các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo thay đổi thông tin và thực hiện các thủ tục liên quan về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp bao gồm:
- Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;
- Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Thay đổi thông tin đăng ký thuế
Các trường hợp chấm dứt mã số thuế:
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).
Doanh nghiệp trước khi nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh thì phải gửi hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Khoản 3 Điều 208 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tự giải thể) hoặc Khoản 2 Điều 209 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của toà án) để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.
Khi doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay.
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
- Doanh nghiệp nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
- Doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế ;
- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp được cơ quan thuế thực hiện cùng với thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (giải thể) trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được khôi phục mã số thuế trong trường hợp: Doanh nghiệp ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Tiêu chí phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp |
|
Doanh nghiệp do Tổng cục thuế quản lý trực tiếp:
|
- Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng; - Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông có phần vốn của nhà nước; - Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vận tải và dịch vụ hàng không (trừ khoản thu liên quan đến đất đai điều tiết 100% cho ngân sách địa phương do các cơ quan thuế ở địa phương xác định và ra thông báo thuế gồm: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, lệ phí trước bạ). |
Doanh nghiệp do cho Cục thuế quản lý trực tiếp (không bao gồm doanh nghiệp và các khoản thu do Tổng cục thuế quản lý) |
- Doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ); - Doanh nghiệp có vốn nhà nước (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp khác có quy mô kinh doanh lớn; - Doanh nghiệp dự án hoặc doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dự án (trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án) BOT, BTO, BT, BOO, BLT, BTL, O&M theo quy định của pháp luật về đầu tư; - Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, như hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng, khai khoáng và ngành nghề kinh doanh khác theo yêu cầu quản lý thuế của từng địa phương; - Doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thuộc cơ quan cấp trung ương và cấp tỉnh quản lý; - Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thường xuyên thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng; hoặc doanh nghiệp có quan hệ liên kết, quan hệ với một trong các thành viên góp vốn với doanh nghiệp theo quy định của giao dịch kinh doanh giữa các bên có liên kết đang do Cục Thuế quản lý trực tiếp; doanh nghiệp có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn kê khai tập trung tại trụ sở chính và phân bổ số nộp ngân sách cho các địa bàn. |
Doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý |
Chi cục Thuế quản lý trực tiếp các doanh nghiệp còn lại sau khi trừ các doanh nghiệp do Tổng cục Thuế và Cục Thuế quản lý theo quy định tại Quy định này có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện. |
Thẩm quyền phân công cơ quan thuế quản lý (Cục thuế, Chi cục thuế) quản lý trực tiếp |
|
Căn cứ nội dung phân cấp nguồn thu ngân sách địa phương và các nội dung hướng dẫn phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế ở trên, Cục Thuế xây dựng phương án phân công cơ quan thuế (Cục Thuế, Chi cục Thuế) quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế nói chung trên địa bàn phù hợp với nội dung phân cấp nguồn thu ngân sách trên địa bàn và thực hiện phân công tự động trên hệ thống ứng dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Trên cơ sở phương án phân công cơ quan thuế quản lý đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt, Cục Thuế ban hành bộ tiêu chí phân công cơ quan thuế quản lý trên địa bàn, báo cáo Tổng cục Thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. |
|
Thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp |
|
Doanh nghiệp do Tổng cục thuế quản lý trực tiếp |
Tổng cục Thuế thực hiện cập nhật danh sách người nộp thuế do Tổng cục Thuế quản lý trực tiếp theo Quyết định của Bộ Tài chính vào Hệ thống ứng dụng quản lý thuế ngay khi Quyết định của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành. |
Doanh nghiệp do Cục thuế, Chi cục thuế quản lý trực tiếp |
- Đối với doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp thì giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh có cơ chế liên thông với nhau, thì hệ thống ứng dụng của ngành thuế sẽ căn cứ vào thông tin trên hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thay đổi trụ sở của doanh nghiệp từ hệ thống đăng ký doanh nghiệp truyền sang, sau đó thực hiện việc phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp ngay trong ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và chuyển sang cho cơ quan đăng ký kinh doanh. - Đối với những doanh nghiệp đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, thì cơ quan thuế thực hiện việc phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với việc giải quyết hồ sơ đăng ký thuế theo quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC. |
Lưu ý: Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp |
|
- Nếu chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động cùng địa bàn cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì phân công cơ quan thuế quản lý theo cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp; - Nếu chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động không cùng địa bàn cấp tỉnh nới doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo cấp của cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp (Ví dụ: Doanh nghiệp do Cục thuế quản lý thì chi nhánh, văn phòng đại diện diện cũng là Cục thuế quản lý). |
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Tài Giỏi