Từ ngày 14/02/2025, dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Dưới đây là các công việc cần làm sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 23/01/2025
>> Địa chỉ nơi bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại Hà Nội dịp Tết 2025
Sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2025, cần thực hiện 03 công việc sau:
(i) Đăng ký thuế lần đầu.
(ii) Niêm yết công khai thông tin tại cơ sở dạy thêm.
(iii) Giáo viên dạy thêm nộp báo cáo cho hiệu trưởng về việc dạy thêm.
Cụ thể các công việc trên như sau:
Năm 2025, giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm có thể lựa chọn một trong 02 hình thức: (i) Đăng ký hộ kinh doanh, (ii) Thành lập doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Theo đó, sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm, doanh nghiệp/hộ kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế lần đầu.
>> Xem chi tiết thủ tục đăng ký thuế lần đầu tại Công việc pháp lý: Hồ sơ khai thuế ban đầu
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDDT, quy định về việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
...
Như vậy, sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm, doanh nghiệp/hộ kinh doanh phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở các thông tin sau:
- Các môn học dạy thêm.
- Thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp.
- Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm.
- Danh sách người dạy thêm.
- Mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
>> Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm là Mẫu số 02 ban hành kèm Thông tư 29/2024/TT-BGDDT.
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDDT, quy định về việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
…
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Như vậy, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm (tham gia dạy thêm ngoài nhà trường) thì phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Mẫu báo cáo của giáo viên đang dạy học tại cơ sở giáo dục tham gia dạy thêm ngoài nhà trường là Mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư 29/2024/TT-BGDDT.
>> Xem thêm: Năm 2025, không đăng ký kinh doanh dạy thêm phạt bao nhiêu?
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Các công việc cần làm sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2025 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Xem chi tiết tại các bài viết sau:
>> Năm 2025, giáo viên dạy thêm theo hợp đồng đóng thuế như thế nào?
>> Hướng dẫn đóng thuế đối với hộ kinh doanh dạy thêm năm 2025
>> Năm 2025, trung tâm dạy thêm đóng thuế như thế nào?