Dưới đây là mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải 2025, quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
>> Địa điểm bắn pháo hoa tại Gia Lai kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh
>> Mẫu đơn đặt hàng mới nhất hiện nay
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, quản lý người lái xe kinh doanh vận tải hành khách có trách nhiệm lập lý lịch hành nghề người lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BGTVT.
Dưới đây là mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải 2025:
![]() |
Mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải |
Trên đây là mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải.
Mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách như sau:
1. Tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.
2. Quản lý và sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phương tiện để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông xe cơ giới đường bộ;
b) Lập, cập nhật đầy đủ dữ liệu lý lịch phương tiện, quá trình hoạt động của phương tiện vào Hồ sơ lý lịch phương tiện với các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quản lý người lái xe kinh doanh vận tải hành khách
a) Lập, cập nhật đầy đủ lý lịch hành nghề người lái xe, quá trình hoạt động của lái xe vào Hồ sơ lý lịch hành nghề người lái xe với các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đảm bảo việc người lái xe thực hiện đúng quy định về thời gian lái xe theo quy định tại Điều 64 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị mình để thực hiện vận chuyển hành khách theo một trong các hình thức sau
a) Thông qua phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải;
b) Thông qua lệnh vận chuyển;
c) Thông qua hợp đồng vận chuyển.
5. Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.
6. Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi phải xây dựng, công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải.
7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải và công tác tài chính kế toán trong hoạt động vận tải.
8. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải cho lái xe kinh doanh vận tải hoặc nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) theo quy định.
Trên đây là quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách.
Căn cứ khoản 5 Điều 56 Luật Đường bộ 2024, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là việc tổ chức, cá nhân thực hiện ít nhất một trong các công đoạn gồm: điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để vận tải hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi, trừ các hoạt động vận tải nội bộ được quy định tại khoản 12 Điều 56 Luật Đường bộ 2024.
Căn cứ khoản 6 Điều 56 Luật Đường bộ 2024, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gồm:
- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
- Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
- Loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới theo quy định của Chính phủ.