Dưới đây là mẫu đơn đặt hàng mới nhất hiện nay và quy định về giao chứng từ liên quan đến hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
>> Hướng dẫn điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án thực hiện theo thủ tục đầu tư đặc biệt
>> Hướng dẫn thủ tục cấp đổi GCN đăng ký đầu tư theo thủ tục đầu tư đặc biệt từ 12/02/2025
Đơn đặt hàng là một văn bản quan trọng trong hoạt động kinh doanh, dùng để xác nhận việc đặt mua hàng hóa hoặc dịch vụ giữa bên mua và bên bán. Đơn đặt hàng giúp hai bên có căn cứ để thực hiện giao dịch một cách minh bạch, tránh tranh chấp không đáng có.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Đơn đặt hàng; Mẫu đơn đặt hàng mới nhất hiện nay (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Một đơn đặt hàng tiêu chuẩn thường bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin bên mua hàng: Tên công ty/cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, email, mã số thuế (nếu có).
- Thông tin bên bán hàng: Tên công ty/cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, email, mã số thuế.
- Chi tiết hàng hóa/dịch vụ đặt mua: Tên sản phẩm, mã sản phẩm, số lượng, đơn giá, thành tiền.
- Phương thức thanh toán: Tiền mặt, chuyển khoản hoặc các phương thức khác.
- Thời gian và địa điểm giao hàng.
- Các điều khoản khác (nếu có): Chính sách bảo hành, đổi trả, vận chuyển…
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu đơn đặt hàng cụ thể. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu đơn đặt hàng dưới đây:
![]() |
File word Mẫu đơn đặt hàng |
![]() |
File Excel Mẫu đơn đặt hàng |
Lưu ý: Mẫu đơn đặt hàng trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 42 Luật Thương mại 2005, quy định giao chứng từ liên quan đến hàng hóa như sau:
1. Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
3. Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại.
4. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
|