Địa điểm bắn pháo hoa tại Gia Lai kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh năm 2025. Quy định về các lễ hội phải đăng ký tổ chức với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay.
>> Mẫu đơn đặt hàng mới nhất hiện nay
>> Hướng dẫn điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án thực hiện theo thủ tục đầu tư đặc biệt
Ngày 17 tháng 3 năm 1975, tỉnh Gia Lai đã được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quân đội Ngụy quyền Sài Gòn. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Ngày giải phóng Gia Lai không chỉ là một thắng lợi quân sự mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tinh thần, đánh dấu sự khởi đầu cho một kỷ nguyên hòa bình và phát triển cho người dân tỉnh Gia Lai cũng như cho toàn quốc.
Đây cũng là dịp để tri ân những hy sinh to lớn của các chiến sĩ, đồng bào miền núi và lực lượng cách mạng, những người đã dũng cảm chiến đấu vì độc lập và tự do của dân tộc.
Năm 2025 là một dấu mốc đặc biệt khi kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Gia Lai. Trong dịp này, nhiều hoạt động được tổ chức nhằm hưởng ứng và phát huy giá trị của ngày giải phóng tỉnh.
Trong đó, nổi bật là chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” ngày 17 tháng 3 và tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất tại tỉnh Gia Lai. Sau chương trình sẽ là màn bắn pháo hoa nghệ thuật tại Quảng trường Đại đoàn kết (dự kiến vào 21h30 ngày 17/3/2025). Màn bắn pháo hoa dự kiến diên ra 15 phút.
Lưu ý, nội dung “Địa điểm bắn pháo hoa tại Gia Lai kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh” chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Địa điểm bắn pháo hoa tại Gia Lai kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2028/NĐ-CP về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội cụ thể như sau:
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 110/2028/NĐ-CP về các lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi tổ chức bao gồm:
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ hai năm trở lên.