Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025 đã bổ sung thêm trường hợp công chứng giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh nơi văn phòng công chúng đặt trụ sở.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 24/02/2025
>> Mẫu biên lai thu thuế, phí, lệ phí mới nhất hiện nay
Căn cứ Điều 44 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025), quy định thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản như sau:
Thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng về bất động sản và công chứng việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ các giao dịch này theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, ở quy định cũ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014, quy định như sau thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản như sau:
Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Như vậy, có thể thấy theo quy định mới từ 01/07/2025 đã bổ sung thêm trường hợp công chứng giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh nơi văn phòng công chứng đặt trụ sở.
![]() |
Toàn văn Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Từ 01/07/2025, bổ sung trường hợp công chứng giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh nơi văn phòng công chứng đặt trụ sở (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 45 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2025), quy định thời hạn công chứng như sau:
(i) Thời hạn công chứng được tính từ ngày công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng hợp lệ được ghi nhận trong sổ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến giao dịch, niêm yết việc tiếp nhận công chứng văn bản phân chia di sản không tính vào thời hạn công chứng.
(ii) Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc do nguyên nhân từ phía người yêu cầu công chứng dẫn đến không bảo đảm thời hạn theo quy định tại khoản này thì người yêu cầu công chứng có quyền thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức hành nghề công chứng về thời hạn công chứng.
Căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật Công chứng 2014, cách ghi thời điểm công chứng hiện nay như sau:
Chữ viết trong văn bản công chứng
1. Chữ viết trong văn bản công chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết xen dòng, viết đè dòng, không được tẩy xoá, không được để trống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời điểm công chứng phải được ghi cả ngày, tháng, năm; có thể ghi giờ, phút nếu người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc công chứng viên thấy cần thiết. Các con số phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, thời điểm công chứng phải được ghi cả ngày, tháng, năm. Về ghi giờ, phút, nếu có đề nghị của người yêu cầu công chứng hoặc công chứng viên thấy cần thiết thì có thể ghi.