Giáo viên không đăng ký kinh doanh dạy thêm nhưng có hoạt động dạy thêm theo hợp đồng ngoài nhà trường thì đóng thuế như thế nào?
>> Chi thanh toán ngày phép năm chưa nghỉ cho NLĐ có được trừ khi tính thuế TNDN?
>> Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào?
Từ ngày 14/02/2025, dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp (theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDDT).
Trường hợp giáo viên không tổ chức kinh doanh dạy thêm nhưng tham gia các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng thì thu nhập từ hoạt động dạy thêm cũng được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Khi đó, giáo viên dạy thêm theo hợp đồng đóng thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn dưới đây:
Căn cứ Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC), thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế được tính như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ.
- Thuế suất sẽ áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần sau đây:
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 triệu đồng (triệu đồng) |
5% |
0 triệu đồng + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
10% |
0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng |
10% TNTT - 0,25 triệu đồng |
3 |
Trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng |
15% |
0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng |
15% TNTT - 0,75 triệu đồng |
4 |
Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng |
20% |
1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng |
20% TNTT - 1,65 triệu đồng |
5 |
Trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng |
25% |
4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng |
25% TNTT - 3,25 triệu đồng |
6 |
Trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng |
30% |
9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng |
30 % TNTT - 5,85 triệu đồng |
7 |
Trên 80 triệu đồng |
35% |
18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng |
35% TNTT - 9,85 triệu đồng |
Lưu ý: Công thức trên áp dụng đối với giáo viên là cá nhân cư trú ký hợp đồng dạy thêm từ 03 tháng trở lên.
>> Quý khách hàng xem hướng dẫn chi tiết cách tính, đóng thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động dạy thêm tại công việc pháp lý: Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Hướng dẫn giáo viên dạy thêm theo hợp đồng đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh, thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Hoạt động kinh doanh dạy thêm thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 213/2013/TT-BTC.
>> Quý khách hàng xem chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn đóng thuế đối với hộ kinh doanh dạy thêm năm 2025
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
...
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, từ ngày 14/02/2025, nếu dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh dạy thêm sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng đối với cá nhân và 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức.
>> Xem thêm mức phạt đối với trường hợp hoạt động dạy thêm dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký kinh doanh tại bài viết: Năm 2025, không đăng ký kinh doanh dạy thêm phạt bao nhiêu?