Hiện nay, không ít trường hợp lao động bị người lao động sa thải trực tiếp bằng miệng. Vậy, sa thải bằng miệng có hợp pháp? Lao động cần làm gì khi bị sa thải bằng miệng?
>> Năm 2022: BHXH đối với NLĐ làm việc ở nhiều nơi
>> Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Theo Điều 122 Bộ luật lao động (BLLĐ) 2019, việc xử lý kỷ luật lao động nói chung cũng như kỷ luật sa thải đều phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định của pháp luật về lao động.
Việc xử lý kỷ luật sa thải phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về kỷ luật lao động với các bước sau:
Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm.
Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động.
Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật.
Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật.
Như vậy, người sử dụng lao động phải tiến hành các bước trên và ban hành quyết định sa thải gửi tới người lao động thì mới coi là sa thải đúng quy định.
Do đó, việc sa thải bằng miệng là trái pháp luật
Việc sa thải bằng miệng là trái pháp luật. Nếu bị sa thải bằng miệng, người lao động cần thực hiện theo một trong các cách sau để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình.
Cách 1: Khiếu nại
- Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.
+ Thời hiệu khiếu nại: 180 ngày kể từ ngày bị sa thải bằng miệng, người lao động phải khiếu nại đến người sử dụng lao động.
+ Người lao động có thể khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.
- Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Thời hiệu khiếu nại: Trong 30 ngày (45 ngày với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn), kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Hoạt động hòa giải ở cơ sở được tiến hành trên cơ sở tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019, các bên không bắt buộc phải thực hiện theo cách này để giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý sa thải. Người lao động có thể cân nhắc sử dụng phương án này
Cách 3: Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án
Thay vì khiếu nại hoặc hòa giải, người lao động bị sa thải bằng miệng có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự về hành vi sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động.
Người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sa thải trái pháp luật. (Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Như vậy, người lao động có thể tùy chọn 01 trong ba cách trên để đòi lại quyền lợi hợp pháp cho mình khi bị sa thải bằng miệng.
Do sa thải bằng miệng là hành vi trái pháp luật. Vì vậy, hành vi này của người sử dụng lao động có thể coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 41 BLLĐ 2019, khi bị chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động được bồi thường như sau:
- Được doanh nghiệp nhận trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết;
- Được nhận trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc
- Được trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trên đây là quy định về Bị sa thải bằng miệng, lao động cần làm gì? Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: