09 lỗi doanh nghiệp thường mắc phải khi sử dụng lao động và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 17/01/2022).
>> Ưu và nhược điểm của các hình thức trả lương cho người lao động
>> Cách tính tiền lương tháng, xác định tháng đó có đóng BHXH hay không
Nguồn hình từ Internet
Nhằm trốn tránh việc đóng bảo hiểm và để dễ dàng “đuổi việc” người lao động khi cần nên nhiều doanh nghiệp thường chọn cách không ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) với họ.
Tuy nhiên, hành vi này đã vi phạm quy định về giao kết HĐLĐ tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, doanh nghiệp bắt buộc phải giao kết HĐLĐ trước khi nhận người lao động (NLĐ) vào làm việc. Đặc biệt, HĐLĐ sẽ phải lập thành văn bản trong trường hợp sau:
- HĐLĐ có thời hạn từ 01 tháng trở lên;
- HĐLĐ được ký kết với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;
- HĐLĐ được ký kết với người lao động chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
Theo đó, căn cứ khoản 1, 3 Điều 9 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp không giao kết HĐLĐ bằng văn bản trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị xử lý như sau:
(1) Phạt tiền với mức phạt dưới đây:
Hành vi vi phạm |
Mức phạt tiền |
Từ 01 người đến 10 người lao động |
Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Từ 11 người đến 50 người lao động |
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Từ 51 người đến 100 người lao động |
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Từ 101 người đến 300 người lao động |
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
Từ 301 người lao động trở lên |
Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
(2) Biện pháp khắc phục hậu quả
Doanh nghiệp buộc phải giao kết HĐLĐ với NLĐ bằng văn bản với các trường hợp nêu bên trên.
Không ít trường hợp NLĐ bị doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu đóng các khoản tiền như lệ phí hồ sơ, phí tổ chức thi tuyển, ... Tuy nhiên, hành vi thu tiền của NLĐ khi tham gia tuyển dụng lao động là hành vi trái pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Phạt tiền với mức từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc doanh nghiệp phải trả lại cho NLĐ khoản tiền đã thu khi tuyển dụng.
(Căn cứ điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, việc giữ bản chính giấy tờ tùy thân, bằng cấp hay chứng chỉ của NLĐ là hành vi doanh nghiệp không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ.
Do đó, nếu doanh nghiệp thực hiện việc giữ bản chính các giấy tờ nêu trên thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và bị buộc phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của NLĐ (điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 10 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng thử việc sai quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
Hành vi |
Hình thức xử phạt |
(1) Yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng; (2) Không thông báo kết quả thử việc cho NLĐ theo quy định. |
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; - Buộc doanh nghiệp trả đủ tiền lương cho công việc đó đối với hành vi (1). |
(3) Yêu cầu NLĐ thử việc quá 01 lần đối với một công việc; (4) Thử việc quá thời gian quy định; (5) Trả lương cho NLĐ trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó; (6) Không giao kết HĐLĐ với NLĐ khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc. |
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; - Buộc doanh nghiệp trả đủ tiền lương cho công việc đó đối với hành vi (3), (4) và (5); - Buộc doanh nghiệp giao kết HĐLĐ với NLĐ đối với hành vi (6). |
Trong một số trường khi doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, ... thì doanh nghiệp có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm, trường hợp quá 60 ngày thì phải được NLĐ đồng ý bằng văn bản.
Đồng thời, doanh nghiệp sẽ phải báo trước cho NLĐ biết ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ (Điều 29 Bộ luật Lao động 2019).
Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt khi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ trong trường hợp:
- Không báo hoặc không tuân thủ thời gian báo trước cho NLĐ hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
- Chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của NLĐ khi tạm chuyển NLĐ quá 60 ngày:
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng;
+ Buộc doanh nghiệp bố trí NLĐ làm công việc đúng với HĐLĐ đã giao kết.
(Căn cứ khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 5 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Việc hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (hay còn gọi là chốt sổ bảo hiểm) cho NLĐ là trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt HĐLĐ (điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019).
Theo đó, nếu doanh nghiệp không thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ sẽ bị phạt tiền và buộc phải hoàn tất thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm cho NLĐ.
Cụ thể, tùy theo số lượng lao động không được chốt sổ bảo hiểm mà mức phạt tiền của doanh nghiệp sẽ từ 2.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Một số vi phạm thường gặp của doanh nghiệp về tiền lương trả cho NLĐ có thể kể đến như sau:
- Trả lương không đúng hạn;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho NLĐ theo thỏa thuận trong HĐLĐ;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm;
- Ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hoặc của đơn vị khác mà doanh nghiệp chỉ định;
- Khấu trừ tiền lương của NLĐ không đúng quy định của pháp luật;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương của NLĐ trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi NLĐ thôi việc, bị mất việc làm.
Đối với các hành vi nêu trên, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm.
Ngoài mức phạt tiền, doanh nghiệp buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho NLĐ tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
(Căn cứ khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Thường do nhu cầu sản xuất tăng cao đột biến mà nhiều doanh nghiệp phải điều động lao động làm thêm. Theo đó, không ít trường hợp NLĐ bị bắt làm thêm trong thời gian dài dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng lao động làm thêm vượt quá thời gian pháp luật quy định sẽ bi xử phạt như sau:
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 10 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 50 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 đến 100 người lao động;
- Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 đến 300 người lao động;
- Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, nếu điều động NLĐ làm thêm mà không có sự đồng ý của NLĐ (trừ trường hợp được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019).
(Căn cứ điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Xem thêm tại: Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm
Việc nhiều doanh nghiệp tiến hành phạt tiền hoặc cắt giảm tiền lương NLĐ khi họ vi phạm nội quy công ty là điều không còn xa lạ. Tuy nhiên, hành vi này của doanh nghiệp là hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng và buộc doanh nghiệp phải trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho NLĐ.
(Điểm b khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)