Tính tiền lương tháng, xác định tháng đó người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không một cách chuẩn xác sẽ giúp doanh nghiệp tránh thiệt hại và rủi ro pháp lý.
>> 09 nội dung bắt buộc phải có trong nội quy lao động
>> 07 thỏa thuận trái pháp luật cần tránh khi ký kết hợp đồng lao động
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN (MIỄN PHÍ) để sử dụng nhiều tiện ích quan trọng (tải file tài liệu, biểu mẫu…)
Cách tính tiền lương tháng, xác định tháng đó có đóng BHXH hay không
1. Tính tiền lương tháng của người lao động
Theo điểm a3 khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.
File Excel tính tiền lương tháng của người lao động |
Quý thành viên tải file excel này về máy của mình và nhập đầy đủ các thông tin sau vào ô màu vàng thì sẽ cho ra kết quả tiền lương nhận được (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân, tiền bảo hiểm xã hội…) tại ô màu xanh:
- Tiền lương thỏa thuận theo tháng.
- Số ngày công chuẩn trong tháng.
- Số ngày đi làm.
- Số ngày nghỉ phép được hưởng nguyên lương.
Ví dụ 1: Tháng 7/2022 có 31 ngày, trong đó có 05 ngày Chủ nhật (ngày nghỉ hàng tuần), vậy trong tháng 7/2022 có tổng cộng 26 ngày công chuẩn (31 ngày - 05 ngày); tiền lương thỏa thuận hàng tháng của anh A là 15.000.000 đồng/tháng; anh A có 18 ngày đi làm trong tháng; 03 ngày nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương (những ngày nghỉ còn lại thuộc diện nghỉ trừ lương do hết ngày nghỉ hằng năm). Khi nhập các thông tin nêu trên vào ô màu vàng sẽ hiện ra kết quả tiền lương tháng 7/2022 của anh A là 12.115.385 đồng (chưa tính tiền đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân…).
Ví dụ 2: Trường hợp chị B làm việc tại Doanh nghiệp có chế độ 02 ngày nghỉ/tuần (Thứ 7 và Chủ nhật) thì số ngày công chuẩn trong tháng 7/2022 sẽ là 21 (31 ngày – 10 ngày Thứ 7, Chủ nhật); những thông số còn lại nhập tương tự ví dụ nêu trên thì sẽ ra kết quả tiền lương của chị B.
2. Xác định có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
File Excel xác định có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
Tuy nhiên, thực tế nhiều người xác định sai về nội dung này; quý thành viên tải file excel này về máy của mình và nhập đầy đủ các thông tin sau vào ô màu vàng thì sẽ cho ra kết quả tương ứng tại ô màu xanh.
Ví dụ 3: Tháng 7/2022 có 31 ngày, trong đó có 05 ngày Chủ nhật (ngày nghỉ hàng tuần), vậy trong tháng 7/2022 có tổng cộng 26 ngày làm việc chuẩn (31 ngày - 05 ngày). Anh C làm việc từ ngày 01/7 đến hết ngày 14/7/2022, ngày 15/7/2022 anh C chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, trong tháng 7/2022, anh C có 12 ngày làm việc, 14 ngày không làm việc và không hưởng tiền lương (26 ngày làm việc chuẩn – 12 ngày làm việc) nên trong tháng 7/2022 anh C thuộc trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ví dụ 4: Chị D làm việc tại Doanh nghiệp có chế độ 02 ngày nghỉ/tuần (Thứ 7 và Chủ nhật) thì tháng 7/2022 có 21 ngày làm việc chuẩn (31 ngày – 10 ngày Thứ 7, Chủ nhật). Chị D làm việc từ ngày 01/7 đến hết ngày 14/7/2022, ngày 15/7/2022 chị D chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, trong tháng 7/2022, chị D có 10 ngày làm việc, 11 ngày không làm việc và không hưởng tiền lương (21 ngày làm việc chuẩn – 10 ngày làm việc) nên trong tháng 7/2022 chị D thuộc trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.