03 yêu cầu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải trung chuyển hành khách theo Nghị định 158/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/12/2024 và có hiệu lực ngày 01/01/2025.
>> Bán dụng cụ kích điện cá có thể bị xử phạt lên đến 30 triệu đồng
>> Cách xác thực tài khoản facebook bằng số điện thoại ngày 25-12
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ và có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2025. Theo đó, 03 yêu cầu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải trung chuyển hành khách được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(i) Sử dụng xe ô tô chở người đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
(ii) Phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” theo Mẫu số 02 Phụ lục XIII kèm theo Nghị định này và được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
(iii) Chỉ được hoạt động vận tải trung chuyển hành khách trong phạm vi địa bàn địa phương (cấp tỉnh) nơi cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
03 yêu cầu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải trung chuyển hành khách
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, có 06 điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô cụ thể gồm:
(i) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
(ii) Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
(iii) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki- lô-mét, không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki- lô-mét trở xuống.
(iv) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có sức chứa từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 20 năm.
(v) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có sức chứa dưới 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm. Không sử dụng xe ô tô chở người có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn 08 chỗ từ xe ô tô lớn hơn 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.
(vi) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) có niên hạn sử dụng như sau: không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 08 chỗ (không kề chỗ của người lái xe) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.
Theo Điều 19 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ gồm nội dung sau:
(i) Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp.
- Người đại diện theo pháp luật.
- Các hình thức kinh doanh.
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
- Khu vực in QR code, lưu trữ thông tin điện tử của giấy phép kinh doanh vận tải.
(ii) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.