Tổ chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải tuân theo những nguyên tắc theo quy định của pháp luật.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 16/07/2024
>> Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, tổ chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
(i) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích.
(ii) Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
(iii) Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
02 trường hợp tổ chức tài chính vi mô phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro từ 11/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
(i) Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng.
(ii) Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(iii) Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.
(iv) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
(v) Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.
(Khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP)
Xem chi tiết tại bài viết: Quy định về hồ sơ xử lý rủi ro trong phương pháp trích lập dự phòng từ 11/7/2024
Điều 13. Xử lý đối với số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro - Nghị định 86/2024/NĐ-CP 1. Số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, được coi là thu nhập khác trong kỳ kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số dư nợ ngoại bảng đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ phí tổ chức tín dụng cổ phần hóa được hưởng khi thu hồi khoản nợ ngoại bảng được giữ lại và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Điều 14. Nguyên tắc xử lý khi có tổn thất về tài sản đối với khoản nợ - Nghị định 86/2024/NĐ-CP Trường hợp có tổn thất về tài sản đối với khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý theo nguyên tắc như sau: 1. Xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật. 2. Xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý tổn thất về tài sản đối với khoản nợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. |