Xác định nơi áp dụng mức lương tối thiểu vùng cho người lao động như thế nào?

Lấy nơi nào để xác định mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng với người lao động?

Xác định nơi áp dụng mức lương tối thiểu vùng cho người lao động như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Lương tối thiểu

2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Theo đó, địa bàn được dùng để xác định mức lương tối thiểu vùng của người lao động căn cứ vào nơi hoạt động của người sử dụng lao động, cụ thể như sau:

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Xác định nơi áp dụng mức lương tối thiểu vùng cho người lao động như thế nào?

Xác định nơi áp dụng mức lương tối thiểu vùng cho người lao động như thế nào? (Hình từ Internet)

Có được trả lương thấp hơn lương tối thiểu cho người lao động không?

Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, mức lương được trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo đó, mức lương thử việc người lao động nhận được ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, mức lương được trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu, trừ trường hợp trả lương cho người lao động đang trong thời gian thử việc.

Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi người lao động nhận được mức lương thấp hơn lương tối thiểu?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, khi người lao động nhận được mức lương thấp hơn lương tối thiểu thì người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Mức lương tối thiểu vùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu vùng có bị điều chỉnh bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế hay không?
Lao động tiền lương
Cách xác định mức lương tối thiểu vùng hiện nay của người lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ cũng ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu vùng có đúng không?
Lao động tiền lương
Tỉnh nào giáp Lào? Trong số đó tỉnh nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1?
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất tác động như thế nào đến lương hưu của người lao động?
Lao động tiền lương
Tăng mức lương tối thiểu vùng vào năm 2025 cho người lao động khi có điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Chính thức từ 1/1/2025, thành phố Hải Phòng sẽ có thêm quận mới? Mức lương tối thiểu vùng cao nhất của thành phố này hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2024 người lao động có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì phải làm sao?
Lao động tiền lương
Thay đổi lương tối thiểu 4 vùng đã làm tăng hay giảm lương hưu của người lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Mức lương tối thiểu vùng
1,409 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào