Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tiếp nhận cán bộ từ ngạch nào vào làm việc?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tiếp nhận cán bộ từ ngạch nào vào làm việc?
- Những ai được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân cấp quản lý cán bộ?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định buộc thôi việc với những cán bộ nào?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quản lý cán bộ theo nguyên tắc nào?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tiếp nhận cán bộ từ ngạch nào vào làm việc?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Biên chế và tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ
1. Quyết định về cơ cấu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân; quyết định chỉ tiêu biên chế và hợp đồng lao động cho các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định chỉ tiêu biên chế và hợp đồng lao động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, tổng chỉ tiêu biên chế và hợp đồng lao động của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của mỗi tỉnh.
2. Quyết định thành lập Hội đồng sơ tuyển, Hội đồng tuyển dụng cán bộ của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Tiếp nhận cán bộ từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên vào làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Công nhận kết quả thi tuyển do các Hội đồng tuyển dụng tổ chức.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tiếp nhận cán bộ từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên vào làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tiếp nhận cán bộ từ ngạch nào vào làm việc? (Hình từ Internet)
Những ai được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân cấp quản lý cán bộ?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Những người được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân cấp quản lý cán bộ gồm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc có thể giao cho Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc quyết định một số việc thuộc thẩm quyền của mình đã được quy định tại Quy chế này.
Theo đó, những người được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân cấp quản lý cán bộ gồm:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định buộc thôi việc với những cán bộ nào?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Xử lý kỷ luật cán bộ
1. Quyết định cách chức chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Điều tra viên các cấp.
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cán bộ công tác tại các đơn vị trực thuộc.
3. Quyết định hạ bậc lương, hạ ngạch công chức, cách chức hoặc buộc thôi việc đối với cán bộ là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
4. Quyết định hạ ngạch công chức, buộc thôi việc đối với cán bộ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên.
5. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:
a - Lần thứ nhất đối với những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
b - Lần thứ hai đối với các quyết định thi hành kỷ luật cán bộ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định buộc thôi việc đối với:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Cán bộ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quản lý cán bộ theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý cán bộ
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất trong công tác cán bộ:
1. Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là tập thể Ban Cán sự đảng, có sự thống nhất với Đảng ủy cơ quan và cấp ủy địa phương.
2. Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định mọi nội dung trong công tác cán bộ.
3. Viện trưởng đề xuất nội dung, tập thể Ban Cán sự đảng, cấp ủy đơn vị thảo luận dân chủ và quyết nghị theo đa số; Viện trưởng ban hành quyết định và tổ chức thực hiện.
4. Cá nhân đề xuất, cơ quan tham mưu thẩm định, tập thể quyết định và chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định, quyết định của mình.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quản lý cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất trong công tác cán bộ, cụ thể như sau:
- Công tác cán bộ ngành Kiểm sát đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là tập thể Ban Cán sự đảng, có sự thống nhất với Đảng ủy cơ quan và cấp ủy địa phương.
- Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định mọi nội dung trong công tác cán bộ.
- Viện trưởng đề xuất nội dung, tập thể Ban Cán sự đảng, cấp ủy đơn vị thảo luận dân chủ và quyết nghị theo đa số; Viện trưởng ban hành quyết định và tổ chức thực hiện.
- Cá nhân đề xuất, cơ quan tham mưu thẩm định, tập thể quyết định và chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định và quyết định của mình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?