Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền thành lập Hội đồng kỷ luật với những cán bộ nào?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền thành lập Hội đồng kỷ luật với những cán bộ nào?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm và thẩm quyền gì trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm đánh giá đối với cán bộ giữ chức danh nào?
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền thành lập Hội đồng kỷ luật với những cán bộ nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc xử lý kỷ luật cán bộ như sau:
Xử lý kỷ luật cán bộ
1. Quyết định cách chức chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Điều tra viên các cấp.
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cán bộ công tác tại các đơn vị trực thuộc.
3. Quyết định hạ bậc lương, hạ ngạch công chức, cách chức hoặc buộc thôi việc đối với cán bộ là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
4. Quyết định hạ ngạch công chức, buộc thôi việc đối với cán bộ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên.
5. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:
a - Lần thứ nhất đối với những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
b - Lần thứ hai đối với các quyết định thi hành kỷ luật cán bộ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền thành lập Hội đồng kỷ luật đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cán bộ công tác tại các đơn vị trực thuộc.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền thành lập Hội đồng kỷ luật với những cán bộ nào? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm và thẩm quyền gì trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ
1. Quyết định danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và danh sách thành viên ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quản lý hành chính và các chức danh pháp lý của ngành Kiểm sát (trừ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
3. Quyết định tổ chức thi nâng ngạch Kiểm tra viên các cấp và bổ nhiệm cán bộ vào các ngạch Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có những trách nhiệm và thẩm quyền sau trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ:
- Quyết định danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và danh sách thành viên ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
- Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ quản lý hành chính và các chức danh pháp lý của ngành Kiểm sát, trừ:
+ Chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Quyết định tổ chức thi nâng ngạch Kiểm tra viên các cấp và bổ nhiệm cán bộ vào các ngạch Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm đánh giá đối với cán bộ giữ chức danh nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc kiểm tra, giám sát công tác cán bộ như sau:
Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ
1. Quyết định chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ.
2. Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ giữ các chức danh được quy định tại Điều 10 Quy chế này.
3. Hủy bỏ Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc về công tác cán bộ nếu không đúng quy định của pháp luật và của ngành.
4. Khi cần thiết, trực tiếp quyết định một số nội dung quản lý đã phân cấp.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm đánh giá đối với cán bộ giữ các chức danh được quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC.
Dẫn chiếu đến Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Phê duyệt danh sách quy hoạch, kế hoạch luân chuyển và quyết định điều động đối với các chức danh Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Chuyên viên cao cấp và tương đương.
Như vậy, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền đánh giá đối với cán bộ giữ các chức danh sau:
- Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc;
- Chuyên viên cao cấp và tương đương.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?