Viên chức thi thăng hạng lên Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Nhiệm vụ của Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp là gì?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.08.20
1. Nhiệm vụ:
a) Giảng dạy; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có);
b) Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc cho người học thông qua quá trình giảng dạy. Đánh giá kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp của người học. Tổ chức hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của người học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng;
c) Chủ trì xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của chuyên ngành; đề xuất phương hướng, biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành. Chủ động cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;
d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định chương trình, sách phục vụ đào tạo;
đ) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học; định hướng nghiên cứu khoa học cho tổ, nhóm chuyên môn; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục trong và ngoài nước;
e) Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng sư phạm theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục;
g) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
h) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải thực hiện những nhiệm vụ nêu trên trong quá trình công tác.
Viên chức thi thăng hạng lên Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp ra sao?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.08.20
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
...
Theo đó, Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng, cụ thể:
- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
Viên chức thi thăng hạng lên Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.08.20
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
đ) Tác giả của ít nhất 04 (bốn) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên cao đẳng sư phạm đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
e) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I);
g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 (sáu) năm, trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, viên chức dự thi thăng hạng lên chức danh Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải có thời gian giữ chức danh Giảng viên cao đẳng sư phạm chính hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 năm, trong đó phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh Giảng viên cao đẳng sư phạm chính tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?