Viên chức quản lý sau khi có quyết định cho thôi giữ chức vụ được bố trí công việc như thế nào?
Viên chức quản lý sau khi có quyết định cho thôi giữ chức vụ được bố trí công việc như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Chế độ, chính sách đối với viên chức thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với viên chức
1. Viên chức quản lý sau khi có quyết định cho thôi giữ chức vụ được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ.
...
Như vậy, viên chức quản lý sau khi có quyết định cho thôi giữ chức vụ được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ.
Viên chức quản lý sau khi có quyết định cho thôi giữ chức vụ được bố trí công việc như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi nào viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý?
Tại khoản 1 Điều 38 Luật Viên chức 2010 có quy định:
Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
1. Viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc được miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không đủ sức khoẻ;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý cho thôi giữ chức vụ quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
...
Như vậy, viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không đủ sức khoẻ;
- Không đủ năng lực, uy tín;
- Theo yêu cầu nhiệm vụ;
- Vì lý do khác.
Quy trình xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý được quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý
...
2. Viên chức quản lý không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu thôi giữ chức vụ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
3. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi giữ chức vụ quản lý của viên chức, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác phải trao đổi với viên chức có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ. Trường hợp viên chức chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp viên chức không rút đơn thì bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luật, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
4. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Như vậy, quy trình xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý được thực hiện như sau:
- Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi giữ chức vụ quản lý của viên chức, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác phải trao đổi với viên chức có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ.
Trường hợp viên chức chức rút đơn thì dừng việc xem xét;
Trường hợp viên chức không rút đơn thì bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luật, biểu quyết bằng phiếu kín.
Việc quyết định cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
- Chính thức tăng lương cơ sở cao hơn mức 2,34 triệu đồng áp dụng trong những bảng lương nào nếu tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn?
- Lý do tăng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng lên mức mới đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT không diễn khi áp dụng bảng lương mới sau năm 2026?
- Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của NSTW và NSĐP để thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 159, cụ thể ra sao?
- Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thế nào theo Thông tư 01?
- Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu không?