Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ bao lâu một lần?
Đối thoại tại nơi làm việc là gì?
Căn cứ theo Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc như khi chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định các vấn đề về thang lương, bảng lương,...v.v
Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ít nhất 01 năm một lần.
Ngoài ra, có thể tổ chức đối thoại trong trường hợp có yêu cầu của một hoặc các bên hoặc khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các Điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 xảy ra.
Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ bao lâu một lần?
Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
3. Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.
...
Như vậy, chiếu theo quy định trên, việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại tại nơi làm việc của bên người sử dụng lao động và bên người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc.
Ngoài ra, trong thời gian giữa 02 kỳ xác định thành viên tham gia đối thoại mà có thành viên đại diện không tiếp tục tham gia được thì phải xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế và phải công bố công khai tại nơi làm việc.
Công ty cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu - 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức (công ty) thì mức phạt sẽ gấp 02 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?
- Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở để xây dựng các bảng lương mới sau năm 2026?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách nào được sử dụng 24 giờ làm việc/tháng từ tháng 7/2025 để làm công tác công đoàn?