Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu bị xử phạt thế nào?

Doanh nghiệp có nghĩa vụ báo cáo tình hình đối thoại tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước. Vậy, nếu vi phạm quy định này, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hình phạt nào?

Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.

Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu - 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức (công ty) thì mức phạt sẽ gấp 02 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu bị xử phạt thế nào?

Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu bị xử phạt thế nào?

Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là của ai?

Theo Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
2. Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
3. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.

Chiếu theo quy định trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, khi xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành quy chế.

Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.

Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng phải phổ biến công khai tới người lao động về quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Do đó, nếu người sử dụng lao động không xây dựng, ban hành và công khai quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về lao động.

Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định:

Giải thích từ ngữ
...
2. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
...

Như vậy, có thể hiểu quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là một hệ thống các quy định và phương thức hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong việc tham gia vào các quyết định liên quan đến môi trường làm việc của họ.

Do đó, quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không chỉ là một quy định pháp luật mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động bền vững và công bằng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của người lao động.

Đối thoại tại nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Không công khai nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Không tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bị xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ bao lâu một lần?
Lao động tiền lương
Công ty cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Hạn chót công khai những nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc từ khi kết thúc đối thoại là khi nào?
Lao động tiền lương
Phải cử bao nhiêu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc khi công ty sử dụng từ 500 đến dưới 1000 người lao động?
Lao động tiền lương
Có được tham gia đối thoại tại nơi làm việc nếu là người lao động thuê lại không?
Lao động tiền lương
Số lượng người tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Có tiến hành đối thoại định kỳ tại nơi làm việc khi người đại diện theo pháp luật của người lao động vắng mặt không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đối thoại tại nơi làm việc
83 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đối thoại tại nơi làm việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đối thoại tại nơi làm việc

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào