Việc doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng, trong đó có nội dung 2 tháng học nghề thì có sai với quy định?
- Việc doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng trong đó có nội dung 2 tháng học nghề thì có sai với quy định?
- Không ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt người sử dụng lao động có hành vi không ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề không?
Việc doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng trong đó có nội dung 2 tháng học nghề thì có sai với quy định?
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định, khi người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc thì hai bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản, được lập thành 2 bản môi bên giữ một bản.
Hết thời hạn học nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Với trường hợp người lao động vào học nghề 2 tháng nhưng người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động 12 tháng thì ở đây người sử dụng lao động đã có hành vi vi phạm về “không ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề”
Việc doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng trong đó có nội dung 2 tháng học nghề thì có sai với quy định? (Hình từ Internet)
Không ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động; thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động; không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt dành cho cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, khi người sử dụng lao động có hành vi không ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt cụ thể sẽ tùy thuộc vào số lượng người lao động vi phạm.
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt người sử dụng lao động có hành vi không ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề không?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
...
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
...
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
Như vậy, khi người sử dụng lao động có hành vi không ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề sẽ bị phạt tiền với mức tối đa là 20.000.000 đồng nên Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?