Ủy viên Bộ Chính trị được nhận mức lương là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi hiện nay Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam gồm những ai? Những người giữ chức vụ này được nhận mức lương như thế nào? Câu hỏi của anh Thắng (Hải Phòng).

Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam hiện nay gồm những ai?

Danh sách Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII mới nhất bao gồm:

1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư

2. Đồng chí Võ Văn Thưởng - Chủ tịch nước

3. Đồng chí Phạm Minh Chính - Thủ tướng

4. Đồng chí Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội

5. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

6. Đồng Chí Trần Cẩm Tú - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

7. Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

8. Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an

9. Đồng chí Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP.HCM

10. Đồng chí Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội

11. Đồng chí Phan Đình Trạc - Trường ban Nội chính Trung ương

12. Đồng chí Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội

13. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM

14. Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

15. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

16. Đồng chí Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương

Ủy viên Bộ Chính trị được nhận mức lương là bao nhiêu?

Ủy viên Bộ Chính trị được nhận mức lương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức lương hiện nay của Ủy viên Bộ Chính trị là bao nhiêu?

Căn cứ Mục II Bảng 1 ban hành kèm theo Quyết định 128/QĐ-TW năm 2004 quy định như sau:

Như vậy, Ủy viên Bộ Chính trị có hệ số lương bậc 1 là: 11,10; hệ số lương bậc 2 là 11,70.

Riêng đối với Thường trực Ban Bí thư sẽ có hệ số lương là: 12.00

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Ủy viên Bộ Chính trị được tính như sau:

Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở cho đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng;

Theo đó, Ủy viên Bộ Chính trị hệ số lương bậc 1, lương sẽ là: 16.539.000 đồng. Hệ số lương bậc 2, lương sẽ là: 17.433.000 đồng.

Đối với Thường trực Ban Bí thư được nhận mức lương là: 17.880.000 đồng/tháng đến hết tháng 06/2023.

Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó Ủy viên Bộ Chính trị hệ số lương bậc 1, lương sẽ là: 19.980.000 đồng. Hệ số lương bậc 2, lương sẽ là: 21.060.000 đồng.

Đối với Thường trực Ban Bí thư sẽ nhận mức lương là: 21.600.000 đồng/tháng.

Ủy viên Bộ Chính trị cần đáp ứng những tiêu chuẩn về chức danh như thế nào?

Căn cứ điểm 2.2 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định Thường trực Ban Bí thư cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào về chức danh cụ thể như sau:

KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.2. Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm. Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Trường hợp Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong quân đội thì phải kinh qua chức vụ chủ trì cấp quân khu.
...

Như vậy, Ủy viên Bộ Chính trị phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung được quy định tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020; đồng thời phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh được quy định cụ thể như trên.

Ủy viên Bộ Chính trị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ủy viên Bộ Chính trị do ai bầu? Mức lương hiện nay của Ủy viên Bộ Chính trị là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Ủy viên Bộ Chính trị được nhận mức lương là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ủy viên Bộ Chính trị
5,353 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ủy viên Bộ Chính trị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ủy viên Bộ Chính trị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào