Ủng hộ đồng bào lũ lụt thông qua tài khoản cơ quan nhà nước nào? Công đoàn có hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn mùa lũ không?
Ủng hộ đồng bào lũ lụt thông qua tài khoản cơ quan nhà nước nào?
Cá nhân và tổ chức có thể ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ qua các số tài khoản hoặc trực tiếp tại địa chỉ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Số tài khoản chính thức của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được công bố như sau:
Thông tin tiếp nhận ủng hộ:
1. Tài khoản tại kho bạc:
Tên tài khoản: Văn phòng Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Số tài khoản: 3713.0.1058784.00000
Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 1058784
Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước
2. Tài khoản tại ngân hàng:
Tài khoản Việt Nam
Tên tài khoản: MTTQ Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 0011.00.1932418
Tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tài khoản ngoại tệ
Tên tài khoản: MTTQ Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 001.1.37.193253.8
Tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
SW Code: BFTVVVNX001.
Tiếp nhận ủng hộ bằng tiền mặt: Phòng Kế hoạch - Tài chính (phòng 109, phòng 111) Văn phòng Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, số 46 Tràng Thi - Hà Nội.
Xem thêm:
>> Tình hình lũ lụt Hà Nội: lũ trên sông Hồng đã vượt báo động 2?
Ủng hộ đồng bào lũ lụt thông qua tài khoản cơ quan nhà nước nào? Công đoàn có hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn mùa lũ không?
Công đoàn có hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn mùa lũ không?
Căn cứ theo khoản 1.3 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Chi tài chính tại công đoàn cơ sở
...
1.3. Chi thăm hỏi, trợ cấp.
a) Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
- Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng; vợ; chồng; con) và việc hỉ, việc hiếu của đoàn viên công đoàn.
- Chi thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên nhân dịp lễ, tết...; ngày thành lập tổ chức Công đoàn 28/7; tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn; tặng quà cho cán bộ công đoàn khi thôi không tham gia ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b) Chi trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động.
Chi trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn do rủi ro, bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng chất độc màu da cam gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản.
Mức chi thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và đối tượng không phải là đoàn viên công đoàn do công đoàn cơ sở quy định.
...
Theo đó, dựa vào tình hình tài chính, công đoàn cơ sở có thể chi trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động bị ảnh hưởng do thiên tai bão lũ.
Người lao động có bắt buộc đóng Quỹ phòng chống thiên tai không?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có quy định về các đối tượng đóng Quỹ phòng chống thiên tai như sau:
Nguồn tài chính
1. Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
2. Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.
c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.
4. Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
5. Điều tiết từ Quỹ trung ương và giữa các Quỹ cấp tỉnh.
6. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
7. Các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
8. Tồn dư Quỹ cấp tỉnh cuối năm trước được chuyển sang năm sau.
Như vậy, người lao động thuộc một trong những đối tượng bắt buộc đóng Quỹ phòng chống thiên tai theo quy định pháp luật.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?