Tuần lễ Phật đản 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? Tuần lễ Phật đản có phải ngày nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động không?

Hằng năm tuần lễ Phật đản bắt đầu và kết thúc ngày nào? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào tuần lễ này không?

Tuần lễ Phật đản 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào?

Theo Thông bạch 88/TB-HĐTS năm 2024 của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản. Năm 2024, tuần lễ Phật đản sẽ bắt đầu từ mùng 08/04 đến hết ngày 15/04 âm lịch tức từ 15/05 đến hết 22/05 dương lịch.

Đây là khoảng thời gian mà các hoạt động tôn giáo và văn hóa liên quan đến Lễ Phật Đản được tổ chức trên khắp thế giới, nhằm tưởng niệm và kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Xem chi tiết Thông bạch 88/TB-HĐTS năm 2024: Tại đây

Tuần lễ Phật đản 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? Tuần lễ Phật đản có phải ngày nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động không?

Tuần lễ Phật đản 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? Tuần lễ Phật đản có phải ngày nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động không? (Hình từ Internet)

Tuần lễ Phật đản có phải ngày nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, tuần lễ Phật đản không phải là ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, ngày này người lao động vẫn phải đi làm nếu có lịch làm việc.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ nếu có thỏa thuận với người sử dụng lao động về ngày nghỉ này.

Mức lương làm việc vào ngày lễ của người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Người sử dụng lao động phải tính lương cho người lao động làm việc vào ban ngày các ngày lễ như thế nào?

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đại lễ Phật đản 2024 từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được về sớm để đi lễ không?
Lao động tiền lương
Lễ Phật Đản ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Rằm tháng 4 có phải là ngày lễ Phật đản không? Người lao động đi làm vào ngày này được hưởng lương thế nào?
Lao động tiền lương
Đại lễ Phật đản 2024 và tuần lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu? Người lao động tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Lễ Phật đản là gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ này không?
Lao động tiền lương
Lễ Phật đản 2024 là ngày mấy dương lịch? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ Phật đản 2024 không?
Lao động tiền lương
Tuần lễ Phật đản kéo dài mấy ngày? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào tuần lễ Phật đản không?
Lao động tiền lương
Tuần lễ Phật đản 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? Tuần lễ Phật đản có phải ngày nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động không?
Lao động tiền lương
Mùng 8 tháng 4 âm lịch là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Mùng 8 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào trong tháng 4 âm lịch không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ Phật Đản
502 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Phật Đản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Phật Đản

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào