Từ 01/07/2023, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp sẽ bị khấu trừ tiền lương nhiều hơn?

Cho tôi hỏi người lao động làm việc tại các doanh nghiệp sẽ bị khấu trừ tiền lương nhiều hơn có đúng không? Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản nào? Câu hỏi của anh Nam (Nghệ An).

Từ 01/07/2023, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp sẽ bị khấu trừ tiền lương nhiều hơn?

Hằng tháng, người lao động đi làm công ty đều bị khấu trừ một phần tiền lương để thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến thuế, bảo hiểm, đoàn phí hoặc bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động (nếu có).

Trước ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở, từ ngày 01/7/2023, nhiều người lao động đi làm công ty có khả năng sẽ bị khấu trừ tiền lương nhiều hơn so với trước đây do tăng mức đóng bảo hiểm bắt buộc tối đa.

Tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất
...

Theo đó, người lao động phải đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
...

Và quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
...

Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động đóng 1/3 tương đương 1,5% tiền lương tháng.

Tại khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 có quy định:

Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
...

Theo đó, người lao động đóng 1% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, khi đi làm ở các doanh nghiệp, người lao động thường phải đóng 03 loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội (đóng 8%), bảo hiểm y tế (đóng 1,5%), bảo hiểm thất nghiệp (đóng 1%).

Theo đó, hằng tháng, người lao động phải đóng bảo hiểm với tỷ lệ 10,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm.

Nếu trả lương theo chế độ nhà nước thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa = 20 lần mức lương cơ sở. Tương ứng với đó, mức đóng bảo hiểm hằng tháng sẽ thay đổi như sau:

Thời gian

Mức lương cơ sở

Mức đóng bảo hiểm tối đa

Đến hết ngày 30/6/2023

1,49 triệu đồng/tháng

3.129.000 đồng/tháng

Từ ngày 01/7/2023

1,8 triệu đồng/tháng

3.780.000 đồng/tháng

Như vậy, những ai đi làm được trả lương cao hơn hoặc bằng 20 lần mức lương cơ sở thì từ ngày 01/7/2023 sẽ bị khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn trước 651.000 đồng/tháng.

Từ 01/07/2023, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp sẽ bị khấu trừ tiền lương nhiều hơn?

Từ 01/07/2023, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp sẽ bị khấu trừ tiền lương nhiều hơn? (Hình từ Internet)

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm những khoản nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
...

Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động hiện nay bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó, các khoản phụ cấp lương tính đóng bảo hiểm xã hội đã được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; còn các khoản bổ sung khác được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì :

Trách nhiệm của người lao động
1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, khi bạn tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác. Đồng thời, bạn có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Ngoài ra bạn phải thực hiện các quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội và phải bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Khấu trừ tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Luật pháp có quy định những điều kiện nào để công ty khấu trừ lương nhân viên hay không?
Lao động tiền lương
Công ty có được trừ lương nhân viên hay không?
Lao động tiền lương
Nghỉ không phép có bị trừ lương hay không?
Lao động tiền lương
NLĐ bị khấu trừ lương tối đa bao nhiêu khi vi phạm nội quy công ty?
Lao động tiền lương
Có được phép trừ hết tháng lương khi người lao động làm hư hỏng tài sản của công ty gây thiệt hại không nghiêm trọng?
Lao động tiền lương
Người lao động mặc sai đồng phục theo quy định của công ty có bị trừ lương không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có phải thông báo cho người lao động biết về lý do khấu trừ tiền lương không?
Lao động tiền lương
Có mấy trường hợp người sử dụng lao động được khấu trừ tiền lương của người lao động?
Lao động tiền lương
Có được khấu trừ toàn bộ tiền lương tháng khi người lao động làm hư hỏng tài sản của công ty?
Lao động tiền lương
Các khoản khấu trừ tiền lương của người lao động gồm có những gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Khấu trừ tiền lương
803 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khấu trừ tiền lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào